K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2020

Các đơn phân của ARN là : A, U, G, X

NTBS: A -U ; G - X

28 tháng 11 2020

Các đơn phân của ARN là

A, U, G, X (C)

Nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp ARN:

A-U ; T-A

G-X; X-G

24 tháng 11 2020

Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit: Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.

Ví dụ: Axil glutamic + NH4+ → Glutamin.

24 tháng 11 2020

Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên trên lá và thoát ra ngoài nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm của không khí tương đối cao làm bão hòa hơi nước không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày được. Do đó có hiện tượng nước ứ đọng ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa, các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt → hình thành lên các giọt nước treo ở đầu tận cùng của lá.

24 tháng 11 2020

C3 có hô hấp sáng vì nó không có enzim photpho enol piruvat cacboxylaza (PEP), mà enzim này có khả năng cố định CO2 ở nồng độ thấp

24 tháng 11 2020

- Từ một phân tử glucôzơ sử dụng cho hô hấp, nếu nó được hô hấp hiếu khí có thể tích lũy được tất cả 38 ATP. Trong khi đó nếu phân tử glucôzơ này hô hấp kị khí thì chỉ tích lũy được 2 ATP.

- Như vậy, từ cùng 1 nguyên liệu đầu vào, hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn (gấp 19 lần) so với hô hấp kị khí.

Bài 12. Hô hấp ở thực vật

24 tháng 11 2020

cô cả thể giải thích cụ thể hơn được ko ak

Tình huống 1: Bệnh nhân Vũ An Nhiên(61 tuổi), bị đau nhiều vùng vai phải, đau tăng khi vận động và làm các động tác dang tay, đưa tay ra trước, gấp cẳng tay về phía cánh tay. Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ vùng vai và tay phải. Bệnh nhân được chỉ định phục hồi chức năng tay phải bằng dóng điện 1 chiều. Tình huống 2: Bệnh nhân Vũ Đức Vinh 45 tuổi, hay bị đau ngực trái nhiều lần, đau nhói từng...
Đọc tiếp

Tình huống 1: Bệnh nhân Vũ An Nhiên(61 tuổi), bị đau nhiều vùng vai phải, đau tăng khi vận động và làm các động tác dang tay, đưa tay ra trước, gấp cẳng tay về phía cánh tay. Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ vùng vai và tay phải. Bệnh nhân được chỉ định phục hồi chức năng tay phải bằng dóng điện 1 chiều.

Tình huống 2: Bệnh nhân Vũ Đức Vinh 45 tuổi, hay bị đau ngực trái nhiều lần, đau nhói từng cơn, kèm theo khó thở nhẹ và mệt mỏi. Các triệu chứng trên tăng lên khi lao động nặng. Cách đây 2 ngày, bệnh nhân đi khám được bác sỹ chỉ định làm điện tâm đồ.

Tình huống 3: Bệnh nhân Vũ Thị Mến 65 tuổi, nghề nghiệp cán bộ nghỉ hưu. Bệnh nhân hay có biểu hiện đau ngực trái, thính thoảng thấy ngột ngạt, khó thở, cảm giác tim đập chậm và đập không đều trong lồng ngực, ăn ngủ kém, hồi hộp và lo lắng không rõ nguyên nhân. Hôm nay bệnh nhân tự nhiên ngất sỉu được đưa đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán: Suy nút xoang. Bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp.

0
20 tháng 11 2020

a.

Đây là hiện tượng co cứng cơ

Nguyên nhân:

- Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không biết rõ nguyên nhân gây ra co cứng cơ.

Mặc dù hầu hết sự co cứng cơ đều không gây hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh nền, chẳng hạn như:

- Không cung cấp máu đầy đủ: Hẹp các động mạch đưa máu đến chân (xơ cứng động mạch ở các chi) có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Những sự co cứng cơ này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.

- Chèn ép dây thần kinh: Chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (hẹp ống sống thắt lưng) cũng có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân. Thường đi bộ càng nhiều, đau càng tăng. Đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước- chẳng hạn như bạn vừa đi vừa đẩy giỏ hàng như khi đi siêu thị - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

- Thiếu các chất khoáng: Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây co cứng cơ. Thuốc lợi tiểu - thuốc thường được kê toa khi bị tăng huyết áp - cũng có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất này.

b.

Cách xử lý:

Nếu bạn bị co cứng cơ khi đang vận động thì cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp.

Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối.

Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, bạn có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống.

Nếu bị co cứng cơ xương sườn, bạn cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

19 tháng 11 2020

Do con người tác động lên môi trường, khai thác tài nguyên rừng không hợp lí mà không phủ xanh lại phần đất đã khai thác, con người phá rừng làm nương rẫy, con người xây quá nhiều thủy điện nhưng chưa đảm bảo. Đó là những lí do làm cho hiện tượng mưa lũ, sạt lở đất xảy ra mạnh ở miền Trung.