K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1

Mình cần gấp nha!!! giúp mình với. Mình tick cho 5 vốt nhé

 

31 tháng 1

nhanh với

 

1 tháng 2

   Olm chào em, cảm ơn em đã đồng hành cùng olm trên hành trình tri thức cũng như đánh giá của em cho chất lượng bài giảng của olm.

Chúc em học tập hiệu quả cùng olm và có những giây phút trải nghiệm thú vị với các bài giảng của olm em nhé!

1 tháng 2

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.

31 tháng 1

Gợi ý: 

Một số tác phẩm tìm đọc:  Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,..

1 tháng 2

Khái quát bi kịch chung của những con người tài hoa, đáng quý trọng bị cuộc đời vùi dập không thương tiếc trong xã hội phong kiến. Họ phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, nhiều bất công. Thông qua sự khái quát về thân phận cái đẹp, số phận con người, tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, triết lí, dự cảm đầy tính nhân văn.

1 tháng 2

Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn chân chính. Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ nhưng cũng vừa hoài nghi, vừa mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.

1 tháng 2

- Phép đối:
Chi phấn/ hữu thần/ liên/ tử hậu,
Văn chương/ vô mệnh/ lụy/ phần dư.
(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh, phải chịu lụy bị đốt dở)
+ “son phấn” (vẻ đẹp thân sắc, dung nhan) >< văn chương (vẻ đẹp tâm hồn, tài năng).
+ có thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể) ><  không có thân mệnh (vô hình, chỉ có thể cảm nhận)
+ son phấn phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết >< văn chương thì bị đốt chỉ còn sót lại.
- Nhận xét:
+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Hai câu thơ đối đã tái hiện nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến mục rũa đẩy con người vào đường cùng.

1 tháng 2

- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang lạnh lẽo).
=> Nhấn mạnh sự cô đơn và sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Trước cảnh điêu tàn, hoang vắng hiện lên cuộc gặp gỡ định mệnh và tâm trạng xót thương của Nguyễn Du cho số phận nàng Tiểu Thanh.