K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/7rUFCEb.jpg
5 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/qILk2II.jpg
5 tháng 8 2019

So sánh về trình độ và mức độ hội nhập

Có thể thấy, EU và ASEAN cùng tiến hành liên kết, hội nhập, nhưng ngay từ thời điểm xuất phát, trình độ phát triển kinh tế của mỗi khu vực đã có sự khác biệt khá rõ.

Vào năm 1951, khi 6 nước châu Âu cùng nhau thành lập ECSC, mức độ phát triển kinh tế của những nước này đã rất cao so với mức trung bình của thế giới. Qua 6 lần mở rộng, tuy trình độ phát triển giữa các thành viên của EU 27 có sự chênh lệnh, không đồng đều, đặc biệt ở những nước thành viên mới gia nhập, song so với trình độ phát triển chung của thế giới, các nước này vẫn xếp vào loại trung bình, thậm chí thuộc loại các nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), như CH Séc, Hungary…

Trái lại, các nước ASEAN, trình độ phát triển kinh tế vào thời điểm ra đời (8-8-1967), nói chung, thuộc mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới. Cho đến nay, trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên cũng vẫn rất khác nhau. Tại 5 nước thành viên sáng lập là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 2400 - 3000 USD. Brunei có thu nhập rất cao nhờ xuất khẩu dầu lửa, 4 nước còn lại là Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia có mức thu nhập bình quân khoảng 600 - 1000 USD/người. Như vậy, khoảng cách thu nhập giữa 5 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới là rất khác nhau, khoảng từ 3- 4 lần.

Về trình độ, mức độ hội nhập, liên kết của EU và ASEAN cũng rất khác nhau. Các nước EU ngay từ khi ra đời (năm 1951) đã bắt đầu xây dựng các cộng đồng kinh tế (năm 1951 và năm 1957) sau đó dần dần đề ra việc xây dựng liên minh hải quan (năm 1968), thị trường thống nhất, liên minh kinh tế - tiền tệ (năm 1999), mà đỉnh cao là sự ra đời đồng tiền chung euro (năm 2002). Còn các nước ASEAN đến năm 1992 mới ký kết Hiệp định khung tăng cường hợp tác kinh tế và quyết định hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), một hình thức liên kết thấp hơn thị trường chung, nếu xét ở mức độ mở cửa của nền kinh tế thị trường. Đến tháng 12-2005, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước Đông Nam Á ở Malaysia, các nước đã thảo luận về đề án đồng tiền chung châu Á, với tên gọi ACU (Asian Currency Unit). Từ năm 2006, Ngân hàng Phát triển châu Á bắt đầu chuẩn bị đưa ra đồng tiền chung châu Á, để 20-30 năm sau (đến năm 2026 hoặc 2036) đồng ACU trở thành đồng tiền chung châu Á.

Sự khác nhau giữa EU và ASEAN thể hiện không chỉ ở trình độ phát triển và hội nhập kinh tế, mà còn ở ý tưởng chiến lược liên kết châu Âu được thực hiện có bài bản, theo định hướng rõ ràng, được điều chỉnh theo sự biến động của hoàn cảnh. Sau khi có kết quả khả quan của liên kết kinh tế, các nước EU mới thúc đẩy liên kết chính trị. 15 năm sau khi đã hoàn thành việc xác lập thị trường chung, các nước EU mới ký Đạo luật châu Âu thống nhất với các thỏa thuận cải thiện hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, các quy chế pháp lý trong hợp tác chính trị… Khi Hiệp ước Maastricht được ký kết vào tháng 12-1991, EU mới có một văn kiện chính thức về liên minh chính trị. EU luôn bị phàn nàn là khi đàm phán về thương mại, người ta thấy rõ tư cách siêu quốc gia của tổ chức này, còn khi bàn đến các lợi ích chính trị - an ninh thì lại phải thảo luận với từng nước thành viên riêng rẽ. Đây là điểm khác so với ASEAN.

Một sự khác biệt có thể thấy rất rõ nữa là mức độ liên kết nội khối của ASEAN thấp hơn rất nhiều so với sự liên kết nội khối của EU. Tuy ASEAN đã có AFTA, có sự liên kết kinh tế theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng quan hệ nội khối vẫn còn hạn chế. Trong nhiều năm nay, buôn bán nội khối của ASEAN vẫn chỉ dừng lại ở mức trên 20%, các nước thành viên của ASEAN chủ yếu buôn bán với bên ngoài, không phải buôn bán nội khối, thu hút đầu tư cũng từ bên ngoài. Trái lại, ở các nước EU, buôn bán nội khối là chủ yếu, lên đến 50%, ở một số nước thành viên, con số này lên đến 80%.

Giữa EU và ASEAN cũng có sự khác biệt trong chính sách đối ngoại, mặc dù cả 2 khối đều hướng ngoại, nghĩa là đều hướng mạnh ra hợp tác với bên ngoài, với các đối tác, các thể chế toàn cầu và đều phấn đấu cho một thế giới đa cực. Các nước EU, đặc biệt từ sau khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực (năm 1993), đã thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung. Việc tuân thủ chính sách đối ngoại và an ninh chung của các nước thành viên EU được xem xét, đánh giá bằng luật pháp nghiêm ngặt. Đặc biệt, sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (tháng 12-2009), EU đã có chức danh “đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh”, thường gọi là Cao ủy Đối ngoại, hay Bộ trưởng Ngoại giao” của EU, kiêm phó chủ tịch Ủy ban châu Âu. Từ đây, EU có tiếng nói thống nhất với thế giới về chính sách đối ngoại của cả Liên minh. Trong khi đó, về chính sách đối ngoại, 10 nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng, nhất là các chính sách về hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển quan hệ với bên ngoài, nhưng từng quốc gia lại có những khác biệt, có những định hướng khác nhau. Do cơ sở pháp lý không chặt chẽ, chỉ dựa trên nguyên tắc đồng thuận, nên mức độ hội nhập ở các vấn đề, kể cả vấn đề đối ngoại của ASEAN cũng lỏng lẻo hơn với EU.

Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự

5 tháng 8 2019

Sự phát triển của ASEAN được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

Vì từ sau Hiệp ước Bali nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước đã được xây dựng đó là: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Việc xác định nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước giúp các quốc gia tạo được niềm tin với nhau. Các quốc gia có cơ sở để đưa ra các hoạt động của mình về kinh tế, văn hóa xã hội và có niềm tin với nhau hơn trên cơ sở các hoạt động hợp tác giữa các nước.

Từ sau Hội nghị Bali là thời gian thống nhất của Việt Nam cũng như chiến tranh chấm dứt trên Đông Dương, các quốc gia ASEAN lúc đó cùng Việt Nam có nhiều cơ hội đối thoại, hàn gắn quan hệ sau chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam-cuộc chiến làm cho Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á trở thành kẻ địch.

Quan hệ của toàn các nước Đông Dương với ASEAN dần cải thiện, lãnh đạo các nước gặp nhau, đối thoại.

Tuy nhiên, sau Chiến tranh biên giới Tây Nam 1978 bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, cũng như việc giúp Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-sari, Khiêu Sam phon, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á lại căng thẳng, phức tạp.

Năm 1991, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, quan hệ các nước ASEAN được khôi phục, Việt Nam và các thành viên còn lại lần lượt gia nhập ASEAN.

Có thể khẳng định Hiệp ước Bali đã đánh dấu sự phát triển của ASEAN, nhất là khi có bộ quy tắc ứng xử, nó giúp các nước tin tưởng nhau, hoạt động với nhau trên cơ sở 1 nguyên tắc để tránh tình trạng lợi dụng, can thiệp công việc nội bộ của nhau thông qua việc giúp đỡ nhau. Từ đó, các nước đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt là hợp tác về mặt chính trị, đảm bảo sự ổn định, an toàn của khu vực.

5 tháng 8 2019

Hội nghị cấp cao ASEAN – Wikipedia tiếng Việt

5 tháng 8 2019

Biến đổi quan trọng nhất: Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng nhất, bởi vì:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh đều giành độc lập. Từ thân phận các nước thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc trở thành nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuân lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội cuarminhf ngày càng phồn vinh.

29 tháng 7 2019

Mỹ

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới nhờ nguồn lợi nhuận sau chiến tranh, kinh tế ít bị phá hủy, áp dụng khoa học kỹ thuật thành công trên nhiều lĩnh vực

Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,5% năm 1948).

Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nôngnghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản.

Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới.

Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.

Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới. Từ thập kỉ 70 đến nay, địa vị của Mĩ trong thế giới tư bản giảm đi song vẫn là cường quốc số một thế giới.

Liên Xô

Sau chiến tranh thế giới 2, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm và hoàn thành trong 4 năm 3 tháng

Các ngành kinh tế đươc phục hồi, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp tăng nhanh chóng

Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

Nhờ các kế hoạch 5 năm tiếp theo, Liên Xô nhanh chóng trở thành siêu cường thứ hai

Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)

Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

Nhận xét:

- Tận dụng các lợi thế chủ quan và khách quan, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vị trí số một thế giới về cường quốc kinh tế, nó chứng minh sự phát triển và tiềm lực to lớn của Mỹ. Nhờ sự duy trì này, Mỹ có nguồn lực lớn để thực hiện các tham vọng trong các kế hoạch tương lai, đặc biệt là biến mình thành siêu cường số 1 và thiết lập trật tự thế giới do Mỹ kiểm soát.

- Sự phát triển của Liên Xô chứng minh nguồn lực vật chất và con người vô cùng to lớn của Liên Bang Xô Viết, nhanh chóng đưa Liên Xô thành cường quốc số 2 tạo nên sự cạnh tranh sòng phẳng, gay gắt với Mỹ. Chứng minh sức mạnh của Liên Xô trong cuộc đối đầu với Mỹ.

30 tháng 7 2019

1) Tình hình kinh tế Liên Xô…

– Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh; các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành Chiến tranh lạnh. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân Liên Xô đã hoàn thành xuất sắc công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế.

– Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 – 1950), khôi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng. Năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh; nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940…

– Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế: Về công nghiệp, đến nửa đầu những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng vào hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; Nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16% mỗi năm.

2) Tình hình kinh tế của Mĩ…

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện:

– Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).

– Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

– Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính hàng đầu của thế giới.

3) Nhận xét :

– Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế, trở thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập.

– Hai nước đều trở thành trụ cột của “trật tự hai cực Ianta”, chi phối các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai…

Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tọc từ năm 1945 :

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.



5 tháng 8 2019

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Sai lầm và chú ý:

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu nhất cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta.

Đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên toàn thế giới năm 1973 liên xô đã chậm đề ra đường lối cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.

29 tháng 7 2019

thank youyeu

Bối cảnh lịch sử

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945), Đảng đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị giành chính quyền trải qua các cao trào cách mạng như:

Một là, cao trào cách mạng (1930 - 1931) mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào đấu tranh của Nhân dân ta trong những năm 1930 - 1931 tuân theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cho thấy trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.

Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò và năng lực của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đã hình thành trong thực tế khối liên minh công nông và phát huy sức mạnh của khối liên minh đó. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hai là, cao trào vận động dân chủ (1936 - 1939)

Trong thời gian này tình hình thế giới có những diễn biến đáng chú ý. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Italia và Đức, sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã trực tiếp đe dọa hòa bình, dân chủ và tiến công vào phong trào cách mạng thế giới...

Ở Việt Nam, vào cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ thoái trào. Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ quan Trung ương, các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như không có đường ra. Cách mạng đứng trước thử thách lớn.

Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939. Cao trào này thật sự là phong trào cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.

Ba là, cao trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Cách mạng Tháng Tám thành công

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, giữ vững liên hệ với quần chúng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (6-11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã đề ra mục tiêu đánh đổ đế quốc, giành độc lập hoàn toàn.

Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương - Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt Nam (ở Lào và Campuchia có mặt trận riêng). Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Tháng 8-1943, căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ địa Cao Bằng được nối liền và sau đó phát triển thành Khu giải phóng Việt Bắc. Từ căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1943, phong trào đô thị cũng được đẩy mạnh.

Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù chung. Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

1.2. Diễn biến và kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang nội dung chính trị. Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ ngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.6 (xuất bản lần thứ hai) tr. 159).

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giới hiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Mối quan hệ địa chính trị này trong từng thời kỳ có tính chất gì, mang đặc điểm gì, hay có thể gọi là gì, đó chính là câu hỏi bao trùm của bài nghiên cứu này.

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhấtquen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, dài tương tự, từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.

15 tháng 7 2019

giữa 1978, Trung Quốc vẫn mong muốn lôi kéo Việt Nam khỏi quan hệ đồng minh thân thiết với Liên Xô[15]. Nhờ có viện trợ của Trung Quốc nên Khmer Đỏ cảm thấy tự tin hơn và tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam cũng như Lào và Thái Lan. Khi quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Năm 1978, chính quyền Việt Nam cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam Việt Nam khiến cộng đồng người Hoa ở đây chịu thiệt hại nặng trong khi đó quan hệ Việt Trung ngày càng xấu đi khiến người Hoa ồ ạt di tản khỏi Việt Nam[15]. Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa khỏi nước này. Quan hệ giữa hai quốc gia cực kỳ căng thẳng.

Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động", "bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi Việt Nam là "côn đồ", "tiểu bá". Việt Nam cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt" và xem đó là quốc sách của Trung Quốc trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger. Trong khi đó Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ Mỹ Trung để phá vỡ thế bị cô lập trong quan hệ quốc tế và cải cách kinh tế, mở cửa giao thương với toàn thế giới[17]. Tại thời điểm này Việt Nam bị rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nướcĐông Nam Á lên án vì đã can thiệp quân sự vào Campuchia. Chỉ có Liên Xô và các đồng minh thân cận của nước này ủng hộ Việt Nam.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì "xâm lăng Campuchia", nước khi đó là đồng minh của Trung Quốc.[18] Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."[19] Cuộc chiến với Việt Nam cũng là cách để quân đội Trung Quốc tập luyện sau một thời gian dài không có chiến tranh cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Năm 1988, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này được thực hiện theo gợi ý của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Nhưng người được cho là đóng vai trò liên lạc trong mật nghị là ông Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, đã có những buổi tiếp bí mật với ông Trương Đức Duy, Đại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Tất cả những cuộc gặp mặt bí mật này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Báo chí Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo hai nước, cho dù hai bên có tranh chấp tại khu vực biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:

  • Hiệp định Biên giới trên Bộ Việt Trung
  • Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:

  • Phân chia biên giới trên biển: Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
  • Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đảo tại quần đảo Trường Sa.[20] Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ của họ tại biển Đông (hay Nam Trung Hoa) kéo dài toàn bộ vùng biển này, theo hình lưỡi bò. Ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo, bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và gọi đó là những tuyên bố vô căn cứ.
  • Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung ương và địa phương.
  • Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga và Trung Quốc.

    Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam[22], vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam[23][24]. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón và vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản là chủ yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.[25]; còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc.[26] Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.[27] Việt Nam cố gắng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu không có sự thay đổi lớn vì hàng công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng, một số mặt hàng nông nghiệp và dầu thô giảm; Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam[28][29][30]. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại song phương giữa hai nước.

    Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai[31]. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.[32] Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam[33][34].

    Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao.

  • Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

    Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18.1.1950 - 18.1.2014) ngày 17.1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[35]

    Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam.

    Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ. Báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam chiếm đất, chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[36] Còn tại Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa hai nước trong quá khứ lẫn hiện tại để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh của Việt Nam từ đó chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án chính quyền là tay sai của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Trung.

Vì nhân dân CuBa anh hùng dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đứng lên lật đổ chế độ BaTixta và đánh bại cuộc xâm lược của Mĩ tại bờ biển Hi Rôn. Cu Ba trở thành nước theo Chủ Nghĩa Xã Hội đầu tiên ở Tây Bán Cầu sát ngay bên cạnh kẻ đế quốc đầu sỏ Thế giới là Mỹ. Mỹ tiến hành bao vậy, cấm vận đeo đẳng và kéo dài chống Cuba, chính thức kéo dài 50 năm nhằm làm cho đất nước CuBa “sống dở, chết dở”. Bất chấp sự bao vây, cấm vận kéo dài và tàn bạo của Mỹ, Cuba - hòn đảo XHCN vẫn hiên ngang tồn tại, phát triển. Điều này khẳng định Cuba là hòn đảo anh hùng

4 tháng 7 2019

Cu Ba là nước đầu tiên chống chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La - tinh => Lá cờ đầu của phong trào cách mạng chống chế độ độc tài
--- Người dân Cu Ba sống với ý chí cách mạng kiên cường, quật khởi, một dân tộc quyết không run sợ trước sự đe dọa của bất cứ siêu cường nào, mọi người dân luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chân lý, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.