K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3 :

* Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp….

- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.

- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.

* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:

- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)

- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xã hội, vị thế quốc tế được nâng cao.

Câu 1 :

Công cuộc khôi phục đất nước ở Liên Xô sau chiến tranh thứ hai đến năm 1950 :

Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950).

- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

* Kết quả:

- Về kinh tế:

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.

+ 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.

+ Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.

+ Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

27 tháng 8 2019

1undefined

Câu 1 :

Công cuộc khôi phục đất nước ở Liên Xô sau chiến tranh thứ hai đến năm 1950 :

Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950).

- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

* Kết quả:

- Về kinh tế:

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.

+ 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.

+ Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.

+ Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

25 tháng 8 2019
Tháng 3-1946, Xô Viết tối cao Liên Xô thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch này là khôi phục sản xuất công nghiệp (trước hết tập trung khôi phục và phát triển công nghiệp nặng) và nông nghiệp bàng mức trước chiến tranh và sau đó vượt xa mức ấy, ổn định lại sản xuất những vùng bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế: - Về công nghiệp: đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng. Sản lượng công nghiệp năm 1950 tăng 75% so với năm 1940, đã xây dựng được 6.000 xí nghiệp mới.
- Về nông nghiệp: đến năm 1950, diện tích và sản lượng đạt được mức trước chiến tranh. Riêng đàn gia súc chưa khôi phục lại được, vì ngành chăn nuôi bị thiệt hại quá lớn trong những năm chiến tranh. - Giao thông vận tải: được khôi phục ngang mức trước chiến tranh; về kỹ thuật được cải tiến hon, nhiều tuyến đường được điện khí hóa; ngành vận tải đường ống được bắt đầu ra đời và nhanh chóng mở rộng. - Thươngnghiệp và tiền tệ: mạng lưới thương nghiệp được mở rộng hơn nhiều so với trước chiến tranh: hệ thống tem phiếu được bãi bỏ, Mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên Xô được bước sang thòi kỳ mới – hình thành mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong khối SEV. Năm 1947, cải cách tiền tệ được thực hiện (1 rúp mới =10 rúp cũ) nhằm khắc phục sự mất giá phần nào của đồng rúp trong những năm chiến ừanh. Do đó, sức mua của đồng rúp được nâng lên.
26 tháng 8 2019

Tham khảo: Lịch sử Liên Xô (1927–1953) – Wikipedia tiếng Việt

25 tháng 8 2019

*Tham khảo : Vì sao Liên Xô sụp đổ: I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng

22 tháng 8 2019

* Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

– Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

– Tăng cường đầu tư vốn trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các nước ở Đông Dương. Trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

– Hướng đầu tư: công nghiệp và nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tập trung vào đồn điền (nhất là đồn điền cao su). Trong công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than).

– Mở mang một số ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát….

– Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới. Giao lưu nội địa được đẩy mạnh. Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hành rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác.

– Giao thông vận tải phát triển (kể cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ), nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà. Nhiều cảng biển mới được xây dựng như Bến Thuỷ, Hòn Gai.

– Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy, cho vay lãi. Thực dân Pháp còn tăng thuế để bóc lột nhân dân.

24 tháng 8 2019

Ý nghĩa và tác động của hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1950 đến nay

- Ý nghĩa

+ Minh chứng xã hội chủ nghĩa không chỉ thành công ở 1 quốc gia mà có thể thành công ở nhiều quốc gia.

+ Thể hiện sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản cũng như giai cấp công nhân và liên minh công nông ở các nước.

+ Mở rộng các nước thuộc xã hội chủ nghĩa, tăng cường sức mạnh cho phe xã hội chủ nghĩa.

+ Giúp đỡ các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân ở nhiều quốc gia khác.

- Tác động

+ Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa giúp các quốc gia này làm chủ được độc lập tự do của mình.

+ Nhân dân các quốc gia xã hội chủ nghĩa được làm chủ chính quyền nhân dân.

+ Mang lại quyền lợi cho đông đảo dân cư.

+ Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập tự do ở nhiều nước trên thế giới phát triển.

+ Các nước xã hội chủ nghĩa đoàn kết và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng kinh tế văn hóa xã hội.

+ Sự phát triển về dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa thúc đẩy cho trào lưu đấu tranh cho quyền dân chủ tự do ở các nước tư bản và nhiều quốc gia trên thế giới.

12 tháng 8 2019

Hoàn cảnh thì có 3 ý chủ yếu sau

- Tiêu diệt hoàn toàn phe phát xít

- Ổn định lại trật tự thế giới

- Phân chia thành quả (khu vực ảnh hưởng) sau chiến tranh

Về quyết định thì có

- Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

- Liên Xô sẽ đánh Nhật ở mặt trận châu Á

- Thành lập Liên Hợp Quốc (ổn định thế giới, tạo quyền lực và vai trò của nước lớn)

- Phân chia chỗ chiếm đóng (Sgk đã có đầy đủ)

Về hệ quả

Thứ nhất là đẩy nhanh quá trình kết thúc chiến tranh

Thứ 2, tạo nên thoả thuận về việc phân chia giữa các nước lớn, chủ chốt trong chiến tranh

Thứ 3, góp phần xác lập trật tự ổn định sau chiến tranh (tránh trường hợp mâu thuẫn thì đánh nhau tiếp)

Thứ 4 và quan trọng nhất là góp phần hình thành trật tự thế giới mới theo thoả thuận phân chia giữa 2 cường quốc lớn nhất (Mỹ Xô) từ đó hình thành nên trật tự 2 cực Ianta sau chiến tranh

13 tháng 8 2019

Sang năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 chuẩn bị kết thúc với thắng lợi của phe Đồng minh. Liên Xô đang trên đường truy kích phát xít Đức đến tận sào huyệt Beclin. Nhiều vấn đề cấp bách và quan trọng được đặt ra, như: Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, phân chia quyền lợi, thành quả giữa các nước thắng trận, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh...

Trong hoàn cảnh đó, những người đứng đầu 3 cường quốc góp phần quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít là: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Thủ tướng anh Sớcsin, Tổng thống Mỹ Rudơven, đã họp tại Ianta(Liên Xô) từ ngày 4-11/2/1945. Hội nghị đã đạt được những thỏa thuận sau đây.

- 3 cường quốc nhất trí mục tiêu chung là: nhanh chóng kết thúc chiến tranh đánh bại chủ nghĩa phát xít. Liên Xô cam kết sẽ tham chiến với Nhật sau khi phát xít Đức đầu hàng 2-3 tháng.
- Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
- Phân chia phạm vi lãnh thổ chiếm đóng
+ Ở Châu Âu, nước Đức chia thành 4 phần do Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng. Đông Đức, Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mỹ.
+ Ở Châu Á , Triều Tiên chia thành 2 miền dọc theo vĩ tuyến 38 , Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Trả lại cho Liên Xô nam đảo xakhalin và các đảo nhỏ. Khôi phục Liên Xô thuê 2 cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, cùng khai thác đường sắt Mãn Châu- Đại Liên. Liên Xô chiếm đóng 4 đảo thuộc quần đảo Curin .
Liên Xô và Mỹ phải rút quân khỏi Trung Quốc . Chính phủ Trung Hoa dân quốc phải cải tổ để cho Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ khác tham gia , thành lập một nước Trung Quốc dân chủ thống nhất. Trả lại cho Trung Quốc các đảo: Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ. Các nước khác ở Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á vẫn thuộc ảnh hưởng của các nước Phương Tây.

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (17/7-2/8/1945) thì Đông Dương phải chia làm hai miền , dọc theo vĩ tuyến 16 quân Trung Hoa dân quốc tiến vào miền Bắc, quân Anh kéo vào miền Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật .
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta và các Hội nghị sau đó đã tạo được khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới từng bước được hình thành sau chiến tranh , được gọi là "trật tự hai cực Ianta"

13 tháng 8 2019

Và câu hỏi là gì???

27 tháng 2 2020

💋Amanda💋

Ôn tập lịch sử lớp 9

6 tháng 8 2019

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, về cơ bản, Mỹ có một số nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của mình đó là

- Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu”, chiến lược này với mục tiêu tối thượng đó là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới trên cơ sở những lý luận của học thuyết Tơ-ru-man.

- Theo đó, Mỹ viện trợ để lôi kéo các nước về phe mình, qua đó chi phối các nước, đồng thời lập liên minh về quân sự nhằm tạo bức tường bao vây và chống phá Liên Xô và các nước XHCN. Đi kèm với đó là Mỹ kích động và can thiệp chiến tranh vào nhiều quốc gia.

- Tất cả các hành động của Mỹ đều nhằm xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

Liên hệ với Việt Nam:

- Có thể khẳng định, Việt Nam là một quốc gia tương đối trọng điểm trong chính sách của Mỹ, vì vấn đề địa chính trị, địa quân sự nên Mỹ phải can thiệp vào Việt Nam và biến Việt Nam trở thành nơi chịu rất nhiều tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ sau Thế Chiến II.

- Ngay từ thời sau Cách mạng tháng Tám, Hồ chủ tịch viết nhiều lá thư gửi Tổng thống Mỹ yêu cầu giúp đỡ và bàn về nhiều vấn đề tuy nhiên Mỹ bác bỏ hoàn toàn vì lý do Việt Nam là cộng sản, là đối tượng của Mỹ.

- Từ những năm 1947-1948 đặc biệt năm 1950 Mỹ ngày càng nhúng tay vào giúp Pháp trong chiến tranh xâm lược trở lại nước ta của Pháp.

- Mỹ đề ra học thuyết Đô-mi-nô, cho rằng chủ nghĩa cộng sản thắng thế ở Việt Nam sẽ dẫn tới hiệu ứng đô-mi-nô cho phong trào cộng sản ở Đông Nam Á.

- Sau hiệp định Giơ-ne-vơ Mỹ can thiệp mạnh vào Việt Nam, lập nên chính quyền ngụy Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa để chống lại nguy cơ thống nhất Việt Nam, ngăn chặn làn sóng cộng sản.

- Đến năm 1965, khi tiến hành Chiến tranh cục bộ, Mỹ trực tiếp cho quân tham chiến tại nước ta, trực tiếp can thiệp mạnh vào Việt Nam.

- Không những vậy, Mỹ còn lôi kéo các nước Đông Nam Á để thành lập khối SEATO – Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (một dạng như NATO tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) nhằm chống lại Việt Nam cũng như làn sóng cộng sản từ Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung, Việt Nam là một trong những điểm nóng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong chiến lược toàn cầu của mình. Mỹ muốn chia cắt Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn vào Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý, địa chính trị quan trọng, nơi có nhiều hàng hóa lưu thông, nơi tiếp nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Một chiến thắng ở Việt Nam sẽ thể hiện sự thắng thế của Mỹ trong việc ngăn chặn và bao vây phe cộng sản. Tuy nhiên, Mỹ đã thất bại thảm hại.

Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai :

1. Thực hiện "Chiến lược toàn cầu".

*Mục tiêu:

- Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

- Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới.

*Biện pháp:

Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước; lập ra các khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược…

*Hệ quả:

- Gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

2. Thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ



9 tháng 8 2019

Về nguyên nhân phát triển của Mỹ sau thế chiến 2, có 1 số nguyên nhân quan trọng như sau
-Mỹ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Mỹ lợi dụng chiến tranh triệt để để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh (thu 114 tỉ USD trong thế chiến II ).
- Mỹ áp dụng những thành tựu KH- KT hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Các tập đoàn tư bản có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
- Sự lãnh đạo và điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nguyên nhân quan trọng nhất để Việt Nam áp dụng cần có 2 nguyên nhân

1 là đầu tư vào con người.

2. là áp dụng thành công khoa học kỹ thuật

Cần đầu tư vào con người vì con người làm chủ vận mệnh đất nước, làm chủ khoa học kỹ thuật cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật.

Cần áp dụng thành công khoa học kỹ thuật vì nó trực tiếp đưa đất nước phát triển, đồng thời chứng minh việc đầu tư vào con người là chính xác, nếu áp dụng không thành công, nó dẫn đến hệ quả đó là việc đầu tư vào con người và hiệu quả của việc đó đã không hiệu quả

5 tháng 8 2019

Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật là bài học kinh nghiệm, giúp các nước đang phát triển nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong việc xây dựng nền kinh tế của mình, trong đó, yếu tố cơ bản là giáo dục vì con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế, con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nên kinh tế tri thức.