K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tác giả: Nguyễn Duy - Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. - Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm. 2. Tác phẩm: Ánh trăng - Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa => Dụng ý nghệ thuật của tác giả:...
Đọc tiếp
1. Tác giả: Nguyễn Duy

- Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm.


2. Tác phẩm: Ánh trăng

- Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa
=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả: Tạo sự liền mạch trong việc diễn đạt ý tưởng, nội dung bài thơ như một câu chuyện nhỏ trong đó mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa trọn vẹn.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

- Nội dung bài thơ:
+ Lời tự nhắc nhở bản thân về những năm tháng gian khổ nơi chiến trường gắn bó với thiên nhiên.
+ Gợi nhắc con người về lối sống nghĩa tình, đạo lí tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn".

0

Câu 1:

Nhà thơ "Hữu Thỉnh" và bài thơ "Sang thu". Hai khổ thơ đầu 

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Mạch cảm xúc của bài thơ: cảm xúc trước thiên nhiên khi mùa thu sang và những triết lý nhân sinh, suy ngẫm về cuộc đời. 

Câu 2:

Các giác quan tác giả đã sử dụng: Khứu giác, xúc giác, thị giác. Căn cứ vào các hình ảnh thơ: hương ổi, gió se, sương chùng chình.

Câu 3:

Hai từ đồng nghĩa là "Chùng chình" - "Dềnh dàng". Cách tác giả sử dụng chúng không giống nhau. Dù hai từ này trong bài thơ có thể hiểu với nghĩa: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết. Nhưng từ "dềnh dàng" với nét nghĩa trên thì lại diễn tả dòng chảy chậm chạp, thong thả của dòng sông khi sang thu đồng thời gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghi trầm tư về những trải nghiệm đã qua.

Câu 4:

Hình ảnh "đám mây mùa hạ" trong khổ thơ là sự phát hiện đầy mới mẻ của tác giả Hữu Thỉnh. Đám mây ấy đang "vắt nửa mình qua thu". Điểm đặc biệt là: hình ảnh vừa có sức tạo hình vừa diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian - như nhịp cầu nối giữa hai mua và làm cho ranh giới hai mùa thu, hạ trở nên mơ hồ, mong manh, không rõ rệt. Đồng thời gửi gắm nỗi niềm riêng của tác giả: tâm sự, là nỗi niềm sâu kín của nhà thơ trước dòng chảy của thời gian, trước sự thay đổi của đất nước, con người.

1 tháng 4

Tham khảo

Công bằng mà nói, tuổi trẻ thời nay có những ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có tật nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hóa.

Dân gian đã nói: Người thanh tiếng nói cũng thanh… hoặc: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe, với ý khẳng định thông qua lời ăn tiếng nói của một cá nhân nào đó, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, phẩm giá của cá nhân đó. Trong cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng, không gì thay thế được. Ngoài ngôn ngữ chung của toàn xã hội, còn có ngôn ngữ riêng của từng người. Khi giao tiếp, chúng ta phải sử dụng đồng thời hai loại ngôn ngữ đó để đạt được mục đích giao tiếp.

 

Ông cha ta dạy con cháu phải Học ăn, học nói, chính là học cách sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy.

Hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở những nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Để ý một chút, ta sẽ thấy hễ cứ dăm ba bạn trai tụ tập với nhau là y như hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện. Có bạn hầu như cứ mở miệng ra là văng tục trước rồi mới nói sau. Mãi thành quen, cứ tự nhiên, bất chấp những người xung quanh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Tệ hại hơn, có nhiều bạn lại cho rằng dám nói tục chửi thề mới là “dân chơi sành điệu”.

Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay, là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”; “Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”… Rồi thì “tinh vi”, “bố tướng”, “lăn tăn”, “chập cheng”, “ẩm IC”, “xong phắt”, “nói cho nhanh”, “bùng”, “phắn”, “biến”, “lặn”, “bà vãi”, “ông khốt”, “thằng chíp hôi”… cùng bao nhiêu từ bậy bạ khác không hề có trong từ điển, trong cung cách nói năng đường hoàng, lễ độ xưa nay. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội.

Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Để có thể nói đúng, nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì mới đạt kết quả tốt.

8 tháng 4

Thất bại là điều không ai mong muốn, nhưng nó là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Trên thực tế, thất bại mang đến nhiều giá trị quý báu cho con người. Thứ nhất, thất bại giúp ta trưởng thành. Khi đối mặt với thất bại, ta buộc phải nhìn nhận lại bản thân, tìm ra nguyên nhân sai lầm và học cách khắc phục. Quá trình này giúp ta rèn luyện bản lĩnh, sự kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề. Thứ hai, thất bại giúp ta biết trân trọng thành công. Sau khi trải qua thất bại, ta sẽ càng trân trọng những thành công mà mình đạt được. Niềm vui chiến thắng sẽ ngọt ngào hơn khi ta biết rằng mình đã phải nỗ lực thế nào để có được nó. Thứ ba, thất bại giúp ta biết yêu thương và chia sẻ. Khi đối mặt với thất bại, ta sẽ cần đến sự giúp đỡ và động viên từ những người xung quanh. Điều này giúp ta nhận ra tầm quan trọng của tình yêu thương và sự chia sẻ trong cuộc sống. Thứ tư, thất bại giúp ta khám phá bản thân. Khi thất bại, ta có cơ hội để thử nghiệm những điều mới mẻ và khám phá những tiềm năng ẩn giấu trong bản thân. Tóm lại, thất bại không phải là điều đáng sợ. Nó là một bài học quý giá giúp ta trưởng thành, hoàn thiện bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, sau mỗi lần vấp ngã, ta lại có thêm một lý do để đứng dậy và bước tiếp.

1 tháng 4

Văn phong của học sinh hiện nay phản ánh rõ sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt ý kiến. Trong thời đại số hóa, việc sử dụng công nghệ thông tin đang trở thành xu hướng không thể tránh khỏi. Học sinh thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giao tiếp qua tin nhắn, email, hoặc thậm chí qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mất đi văn phong truyền thống. Học sinh vẫn có khả năng thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình thông qua các bài văn, bài thuyết trình hoặc thậm chí là qua các bài viết trên mạng xã hội. Văn phong của họ có thể đa dạng từ lịch sự đến trẻ trung, từ hài hước đến nghiêm túc. Quan trọng nhất, họ có khả năng linh hoạt và thích ứng với nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. Điều này là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của văn phong học sinh trong xã hội ngày nay.

1 tháng 4

Đoạn trích trên là đoạn trích nào vậy em? Em bổ sung đề nha.

1 tháng 4

Theo đề thì cái này phải có tư liệu mới trả lời được.

1 tháng 4

- Xét theo cấu tạo:

+ Câu hỏi thuộc loại câu hỏi tu từ (còn gọi là câu hỏi bộc lộ cảm xúc).
+ Cấu trúc: Câu hỏi "Nếu...thì..." được lặp lại hai lần để tạo hiệu quả nhấn mạnh.
- Xét theo mục đích nói:
+ Khơi gợi suy nghĩ về tầm quan trọng của mọi ngành nghề trong xã hội. + Phê phán quan niệm chỉ coi trọng những ngành nghề cao quý, xa lánh những ngành nghề bình thường.
+ Nhắc nhở mọi người cần trân trọng công sức của mọi người lao động, bất kể ngành nghề nào.

31 tháng 3

hỏng ảnh rồi nha bạn