K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Vai trò của Ngoại thương:

– Xuất khẩu:

+ Tạo vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế

+ Kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ

+ Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành

+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế

– Nhập khẩu:

+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

+ Cải thiện nâng cao mức sống nhân dân.

11 tháng 12 2017

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

8 tháng 2 2018

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phongcó tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

27 tháng 12 2017

+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

- Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)

- Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)

- Chì, Kẽm (Bắc Cạn)

- Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)

- Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi

+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước)

8 tháng 2 2018

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì hầu như toàn bộ trữ lượng khoáng sản của cả nước đều tập trung ở đây. Các mỏ khoáng sản lớn như : than ( Quảng Ninh ) , apatit ( Lào Cai)...
_ Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc vì đây là đầu nguồn của các con sông, có địa thế lưu vực cao và đồ sộ nhất nước ta , đia hình lắm thác nhiều ghềnh thậun lợi cho việc khai thác thủy năng của sông suối => phát triển thủy điện. Một số nhà máy thủy điện lớn như : Hòa Bình ,Thác Bà; đang được xây dựng là Sơn La , Tuyên Quang

10 tháng 12 2017

* Công nghiệp:

- Giá trị sản xuất coong nghiệp tăng khá (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).

- Cơ cấu Ngành công nghiệp đang định hình: ngoài hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu cây dựng, các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện… đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện. Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

- Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, vinh, Huế.

11 tháng 12 2017

Khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản ....).
- Là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).

11 tháng 12 2017

Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp:

* Tự nhiên:

- Vùng biển rộng, ấm… ngư trường lớn… diện tích mặt nước (sông ngòi, kênh rạch…)

- Đất phù sa màu mỡ… nguồn nước dồi dào… khí hậu cận xích đạo… diện tích rừng ngập mặn lớn…

* Kinh tế - xã hội:

- Dân cư – lao động; thị trường

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật; chính sách

11 tháng 12 2017

- Nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ tỉ trọng nhỏ nhất… nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất… lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long…

- Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản.

10 tháng 12 2017

Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều?

Trả lời:

Hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố, thị xã. Ở các khu vực nông thôn và miền núi hoạt động dịch vụ ít.

Sở dĩ như vậy là do: Sự phân bố của hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng yêu cầu dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Sự phân bô' dân cư nước ta không đều giữa các vùng trong nước (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn,...), do đó các hoạt động dịch vụ phân bô' không đều.

10 tháng 12 2017

Hoạt động giao thông vận tải, thương mại đóng vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống.

Trả lời:

* Vai trò của giao thông vận tải

- Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

- Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

- Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

* Vai trò của thông tin liên lạc

- Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

- Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.

10 tháng 12 2017

Vì ở tiểu vùng đb có nhiều loại ks còn ở tiểu vùng tb có nhiều con sông lớn và nhỏ