K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

sau khi đấu tranh giành độc lập, các nước châu phi bắt tay vào xây dựng đát nước nhưng những thành tựu ấy vẫn chưa đủ thay đổi căn bản bộ mặt châu lục này
nhìu nước châu phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu xung đột quân sự, đảo chính, nội chiến liên miên, bệnh tật và mù chữ, sự bùng nổ dân số, nợ, phụ thuộc nước ngoài... tất cả điều đó là 1 thách thức lớn
>>> đối với chiến tranh thì chỉ cần có đủ lực lượng, vũ khí, đoàn kết, lãnh đạo... thì sẽ thắng nhưng châu phi có quá nhìu khó khăn cản trợ kinh tế, đồng thời vừa bị ảnh hưởng nặng nề từ việc bốc lột thuộc địa nên sẽ rất khó để xóa bỏ nghèo nàn

28 tháng 9 2019

Chặng đường từ nay đến mốc hình thành Cộng đồng ASEAN chỉ còn hơn hai năm, nhưng khối lượng công việc trước mắt vẫn còn khá lớn, trong đó một phần ba trong tổng số 800 đầu việc đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cần được tiếp tục hoàn tất. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang biến chuyển không ngừng cũng đặt ra cho ASEAN những câu hỏi lớn làm thế nào để giữ vững vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực, điều hòa và cân bằng lợi ích đan xen của các nước, ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức và các vấn đề nảy sinh. Trên chặng đường phát triển mới của Hiệp hội, Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho ASEAN trên các trọng tâm lớn sau:

- Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các định hướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng các tiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộc quan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói thống nhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế.

- Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nối ASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theođúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân các nước.

- Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lực hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia ký kết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trong DOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982, cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).

- Thứ tư, Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các Đối tác; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có nhưASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích các Đối tác cùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối. Chủ động và tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh vượng cho người dân các quốc gia trong khu vực./.

26 tháng 9 2019

* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi). Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:

- Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Điển hình là:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

25 tháng 9 2019

- 9/11/1972: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức được ký kết giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.

- 1972: Mĩ và Liên Xô kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa, Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

- Đầu những năm 1970, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

- 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

29 tháng 9 2019

Những nước thuộc đất liền là Việt Nam Thái Lan Lào Campuchia Myanmar

những nước thuộc đảo là Phlippines , Singarpore , Brunei , Indonesia

Đông Timor

Nước vừa là đất liền vừa là đảo là Malaysisa

1 tháng 10 2019

- Giai đoạn 1945-1954:
+ Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào (1945).
+ Ngày 3/7/1952, binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập đã lật đổ Vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (6/1953). Năm 1952, nhân dân LiBi giành độc lập.
- Giai đoạn 1954-1960:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam năm 1954 đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi.
+ Sau 8 năm kiên cường chống Pháp nhân dân Angiêri đã giành thắng lợi (1954-1962). Sau đó nhiều quốc gia đã giành được nền độc lập: Tuynidi, Marốc và xuđăng năm 1956, Gana năm 1957, Ghinê năm 1958, ….
- Giai đoạn 1960-1975:
+ Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập, được lịch sử gọi là “Năm châu Phi”, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
+ Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Ghi-nê Bit-xao, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha đã đánh dấu mốc tan rã về cơ bản
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ của châu Phi.
- Giai đoạn 1975 đến nay:
+ Đây là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi, đặc biệt là tiêu diệt được chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại trên 3 thế kỷ. Tiêu biểu: nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980), nước Cộng hòa Na-mi-bi-a (Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập (3/1990), nước Cộng hòa Nam Phi (1993) được giải phóng hoàn toàn.
+ Qua các sự kiện trên khẳng định hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn trên phạm vi thế giới.