K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2019

Châu Phi sẽ có thể tự cung tự cấp lương thực trong vài thập niên tới và sớm trở thành khu vực xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Đó là nhận định của Giáo sư Calestous Juma ở Đại học Harvard (Mỹ). Ông cho rằng các nhà lãnh đạo châu Phi nên lấy nông nghiệp làm trọng tâm phát triển kinh tế, giúp châu lục này mau thoát khỏi tình trạng chuyên phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.

12 tháng 10 2019

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp là một thành tố quan trọng có thể giúp châu Phi cải thiện sản lượng lương thực và thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu

12 tháng 10 2019

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu trnah chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

- Cách mạng Cu-ba thành công năm 1959 đánh dấu bước phát triển mới của phong tròa giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiểu nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trong: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

12 tháng 10 2019

- Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ởAiCập.Năm 1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairô, Alêchxanđri, Poócxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Ai Cập… bằng con đường hòa bình hợp pháp'', do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.

- Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
12 tháng 10 2019

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt-Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là 2 nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa 2 nước, đã làm cho Quan hệ Việt-Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".[1

11 tháng 10 2019

Tham khảo:

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giới hiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Mối quan hệ địa chính trị này trong từng thời kỳ có tính chất gì, mang đặc điểm gì, hay có thể gọi là gì, đó chính là câu hỏi bao trùm của bài nghiên cứu này.

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhấtquen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, dài tương tự, từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.

13 tháng 10 2019

CÂU 1 :

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

- Nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do Đảng Cộng sản Liên Xô và Đông Âu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là việc rời bỏ nguyên lí cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lê-nin của những người lãnh đạo Đảng và nhà nước cao nhất Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ.

CÂU 2:

-Sau chtranh tg t2, phong trào giải phóng dân tộc lên cao.

-Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, phần lớn các nước đã giành đc độc lập.

Sau đó hầu như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình các nước Châu Á luôn ko ổn định.

-Trong nhiều thập kỉ qua, các nước đã ra sức phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po.

-Ấn Độ là 1 trường hợp tiêu biểu vs cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển nhanh.

CÂU 3:

+ Giống nhau: Phong trào giải phóng dân tộc đều phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Hầu hết các nước đều giành độc lập

+ Khác nhau :

-Châu Á: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ

-Châu Mĩ La-tinh: Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX đã giành độc lập ( sau đó bị Mỹ khống chế )

14 tháng 10 2019

thanks bạn nha =))

13 tháng 10 2019

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.

Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là: IAI) được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.

10 tháng 10 2019

SEATO: Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AFTA: Khu vực Mậu dịch tự do của ASEAN

ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN

16 tháng 10 2019

Chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ những lý do khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau. Tại châu Âu, thế chiến thứ II là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Đức muốn xóa bỏ các điều ước trong Hòa ước Versailles và mong muốn lấy lại vị thế cường quốc, đồng thời phân chia lại lãnh thổ cũng như ảnh hưởng chính trị tại châu Âu. Sự phát triển của chủ nghĩa phát xít tại châu Âu và các lãnh tụ tại Đức, Ý có tham vọng vẽ lại bản đồ quốc gia cũng như bản đồ địa chính trị châu Âu và châu Phi, phân chia lại thuộc địa, chia lại thị trường. Trong khi đó, tình hình chính trị tại Trung Âu và Đông Âu không ổn định sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã cũng làm chiến tranh dễ xảy ra.

Tại Thái Bình Dương, ý định trở thành cường quốc số một của Đế quốc Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ sáp nhập Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) vào Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được. Tham vọng chiếm thuộc địa cuối cùng đã lôi cuốn Nhật Bản vào chiến tranh.