cho tam giác MNP có PM=PN lấy điểm Q nằm nằm ngoài tam giác sao cho QM = QN gọi H là trung điểm của cạnh MN chứng minh:
a. tam giác MNQ = Tam giác NPQ
b. tam giác MPH = tam giác NPH
c.PH vuông góc với MN
d. Ph là tia phân giác góc MPN
e. 3 điểm P,H,Q thẳng hàng
a) Xét \(\Delta MPQ\)và \(\Delta NPQ\), ta có: \(PM=PN\left(gt\right);QM=QM\left(gt\right);\)PQ chung
\(\Rightarrow\Delta MPQ=\Delta NPQ\left(c.c.c\right)\)(đpcm)
b) Xét \(\Delta MPH\) và \(\Delta NPH\), ta có: \(PM=PN\left(gt\right);MH=NH\)(do H là trung điểm của MN); PH chung
\(\Rightarrow\Delta MPH=\Delta NPH\left(c.c.c\right)\)(đpcm)
c) Xét \(\Delta MNP\)có PM = PN (gt) \(\Rightarrow\Delta MNP\)cân tại P
Mà PH là trung tuyến của \(\Delta MNP\)(do H là trung điểm của MN) \(\Rightarrow\)PH là đường cao của \(\Delta MNP\)(tính chất tam giác cân)
\(\Rightarrow PH\perp MN\)(đpcm)
d) \(\Delta MNP\)cân tại P có trung tuyến PH \(\Rightarrow\)PH là đường phân giác trong \(\Delta MNP\)\(\Rightarrow\)đpcm
e) \(\Delta MNP\)cân tại P có trung tuyến PH \(\Rightarrow\)PH là đường trung trực của MN.(1)
Ta có \(QM=QN\left(gt\right)\)\(\Rightarrow\)Q nằm trên đường trung trực của MN (2)
Từ (1) và (2) hiển nhiên ta có P, H, Q thẳng hàng.