K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là Thành công là gì? mà là Thành công để làm gì?. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. [] Hạnh phúc là cảm giác an nhiên tự tại, nó không phụ thuộc vào thành công hay thất bại hay các yếu tố bên ngoài. [...] Những người hạnh phúc thường có tầm nhìn rộng mở, đa chiều. Bởi vậy mà họ luôn nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách. Hạnh phúc tại tâm và hoàn toàn nằm trong tay ta. Thành công có thể đến rồi đi, nhưng hạnh phúc luôn ở lại. Chúng ta có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn và mở lòng đón nhận mọi thành bại được mất, thịnh suy vinh nhục của cuộc đời. Và hơn hết hạnh phúc chân thật vốn luôn sẵn có, bạn không phải tìm kiếm đâu xa. Một người biết trân trọng tri ân những gì mình đang có thì luôn cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với hiện tại. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là bí quyết để bạn có một cuộc sống thực sự thành công. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2: Xác định luận đề, hệ thống luận điểm của văn bản? Câu 3: Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết qua đoạn văn sau: Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. Câu 4: Đoạn văn Chúng ta ai cũng mục tiêu của mình. Được viết theo kiểu đoạn văn nào? Xác định câu chủ đề và vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn (nếu có). Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản trên? Câu 6: Từ vấn đề mà văn bản nêu lên, em hãy đưa ra những giải pháp để cuộc sống con người ngày càng hạnh phúc hơn.
1
3 tháng 1

Bạn tách câu hỏi ra nhé.

3 tháng 1

 Tham khảo

Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích

          Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.

          Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.

Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.

Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.

Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành.

Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.

Nhân vật chính trong chuyện "Hai kiểu áo" là: viên quan và thợ may. 

Viên quan: luôn tìm cách xu nịnh luồn lách để thăng tiến nhưng lại có thái độ khinh thường, bắt nạt những người dân đen nghèo khổ. 

Thợ may: người nhìn thấu bộ mặt thối nát của quan lại

CƯỠI NGỖNG MÀ VỀNhà nọ giàu nhưng tính lại kiệt. Gà vịt đầy vườn mà khách đến chơi vẫn cứ cơm rau luộc với mấy quả cà. Đã thế lại còn chép miệng phàn nàn với khách:- Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết đãi  tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.Khách ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:– Âu là tôi có con ngựa đấy, bác cứ bắt mà làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho...
Đọc tiếp

CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

Nhà nọ giàu nhưng tính lại kiệt. Gà vịt đầy vườn mà khách đến chơi vẫn cứ cơm rau luộc với mấy quả cà. Đã thế lại còn chép miệng phàn nàn với khách:

- Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết đãi  tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.

Khách ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

– Âu là tôi có con ngựa đấy, bác cứ bắt mà làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui.

Chủ hỏi:

– Thế nhưng đường xa bác về bằng cách gì cho tiện?

Khách vui vẻ chỉ vào đàn ngỗng mà đáp:

– Có khó gì việc ấy. Có đàn ngỗng của bác kia, cứ xem con nào lớn, bác cho tôi mượn một con, tôi sẽ cưỡi ngỗng mà về.

cho biết từ thết đãi trong câu  '' Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết đãi  tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.'' có nghĩa là gì

A: Mời  ăn uống thịnh soạn , hậu hĩ để tỏ lòng quý trọng 

B: Món ăn ngon , được chế biến cầu kỳ từ những sản vật ở trên rừng dưới biển 

C: Hà tiện tới mức quá chắt , chỉ biết bo bo giữ của

D: Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi , không bị coi là quá sơ sài , lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn

 

1
23 tháng 3

Đây là gợi ý để tham khảo:

Bài thơ "Hứng Thu" của Đoàn Thị Điểm là một tác phẩm thơ tuyệt vời, mang đến cho người đọc những cảm xúc tươi vui và hạnh phúc của mùa thu.

Ngay từ những dòng đầu tiên, bài thơ đã khắc họa một bầu không khí thu về trong lành, với gió mát nhẹ và những cơn mưa bay. Những hình ảnh này không chỉ tạo nên một cảm giác dễ chịu mà còn thể hiện sự tươi mới và tươi vui của mùa thu. Mùa thu là thời điểm mà thiên nhiên trở nên tươi đẹp hơn, và bài thơ đã thành công trong việc tái hiện điều này.

Tiếp theo đó, bài thơ đưa người đọc vào một không gian đầy màu sắc và hương thơm của mùa thu. Muôn mảng thơm trong ắp chen đầy, như một cảm giác ngọt ngào và thơm ngát của những loài hoa và cây cỏ trong mùa thu. Những hình ảnh này không chỉ làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa thu mà còn tạo nên một không gian thơ mộng và lãng mạn.

Bài thơ cũng đề cập đến cuộc sống và những niềm vui trong cuộc sống. Thời biển chừng nhiều đàn sáo nổi, như một biểu tượng cho sự vui vẻ và hân hoan. Cuộc đời may có chuyến chơi nay, như một lời nhắc nhở rằng cuộc sống không chỉ là những khó khăn và gian truân mà còn có những niềm vui và trò chơi. Bài thơ mang đến một thông điệp tích cực và lạc quan về cuộc sống, khuyến khích người đọc tận hưởng những niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày.

Từng câu thơ trong bài thơ "Hứng Thu" đều mang đến cho người đọc một cảm giác tươi vui và hạnh phúc. Đoàn Thị Điểm đã thành công trong việc tạo nên một bức tranh mùa thu tươi đẹp và lãng mạn. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn là một lời nhắn nhủ về sự tươi mới và niềm vui trong cuộc sống.    

Trong thời đại công nghệ ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng nghiện mạng xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và đe dọa tâm hồn, tinh thần của thế hệ trẻ.

Mạng xã hội, với sự thuận tiện và tốc độ truyền thông, đã thu hút hàng triệu người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát đã dẫn đến hiện tượng nghiện mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng.

Một trong những vấn đề lớn nhất là sự so sánh và áp đặt về hình ảnh trên mạng xã hội. Giới trẻ thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh "hoàn hảo", tạo nên áp lực về ngoại hình và cuộc sống mà họ cảm thấy phải đạt được. Điều này dẫn đến tình trạng tự ti, thiếu tự tin và sự không hài lòng với bản thân.

Nghiện mạng cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội thực tế của giới trẻ. Việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp đã làm suy giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ trong thế giới thực. Điều này tạo ra cảm giác cô độc và cô lập, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, nghiện mạng còn tác động tiêu cực đến hiệu suất học tập và sự phát triển cá nhân của giới trẻ. Thời gian dành cho mạng xã hội thường xuyên lẫn vào thời gian học tập, làm giảm chất lượng công việc và tập trung. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của họ.

Để giải quyết vấn đề nghiện mạng, cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng, gia đình và giáo dục. Giới trẻ cần được tạo ra nhận thức về tác động của mạng xã hội và học cách sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và kiểm soát. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ và an ninh cho con em mình.

Làm hộ mình gấp với ạaaa!Ai đã về thăm quê mình Bắc GiangVùng đất trung du địa linh nhân kiệtNặng nghĩa tao khang, thắm thiết ân tìnhVăn Hiến ngàn năm quê hương anh hùng.Về Bắc Giang hôm nay tỏa sángCao cao lưng trời mái nhà đỏ tươiThênh thang con đường ánh đèn lung linhTrường khang trang công viên náo nứcTiếng máy reo bên những công trìnhVề Bắc Giang hôm nay gợi nhớNăm xưa cách mạng an toàn khu 2Dân ta 1 lòng bảo vệ...
Đọc tiếp

Làm hộ mình gấp với ạaaa!

Ai đã về thăm quê mình Bắc Giang
Vùng đất trung du địa linh nhân kiệt
Nặng nghĩa tao khang, thắm thiết ân tình
Văn Hiến ngàn năm quê hương anh hùng.

Về Bắc Giang hôm nay tỏa sáng
Cao cao lưng trời mái nhà đỏ tươi
Thênh thang con đường ánh đèn lung linh
Trường khang trang công viên náo nức

Tiếng máy reo bên những công trình
Về Bắc Giang hôm nay gợi nhớ
Năm xưa cách mạng an toàn khu 2
Dân ta 1 lòng bảo vệ kháng chiến

Mẹ nuôi quân vá áo thâu đêm đẹp nên thơ
Về Bắc Giang thắm thiết ân tình.
Đẹp nên thơ về Bắc Giang người ơi hãy về
Đẹp lung linh tình yêu thương
Bắc Giang của ta

a. Qua đoạn thơ trên, em nhận ra những vẻ đẹp nào của vùng đất và con người Bắc Giang

b. em hiểu thế nào về các cụm từ "Địa linh nhân kiệt" và "văn hiến" trong đoạn ca trên

c. Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong ca từ sau: Về Bắc Giang hôm nay toả sáng/ Cao cao lưng trời mái nhà đỏ tươi/ Thênh thang con đường ánh đèn lung linh/ Trường khang trang công viên náo nức/ Tiếng máy reo bên những công trình

d. Đoạn ca trên đánh thức trong em suy nghĩ, tình cảm gì? (trình bày trong khoảng 5-7 câu)

0