K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tác nhân gây dị ứng

Hiện tượng dị ứng

Bụi, phấn hoa

Hắt xì, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, đỏ hoặc sưng mắt,…

Thực phẩm như tôm, cua, ghẹ,…

Sưng môi, lưỡi, nổi mề đay, nặng hơn có thể sốc phản vệ.

Côn trùng đốt, chích

Sưng tại vị trí đốt hoặc chích, ngứa, nổi mề đay, ho, tức ngực, khó thở, nặng hơn có thể sốc phản vệ.

Một số loại thuốc

Nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, nặng hơn có thể sốc phản vệ.

Sữa

Khó tiêu, nôn mửa.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng nghìn bệnh tật đến đường hô hấp, Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không có khả năng chữa trị. Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua và vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lý do khiến hệ miễn dịch không thể phát hiện ra các tế bào ung thư để tiêu diệt đó là vì chúng có khả năng ẩn náu xen lẫn với các tế bào khỏe mạnh bình thường. Ví dụ có những khối u có thể tiết ra một loại protein có tính chất tương tự như protein do các hạch bạch huyết sản xuất.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội này.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch thứ phát, nhưng phần lớn sự suy giảm miễn dịch là kết quả của một hoặc nhiều điều sau đây:

Rối loạn toàn thân (ví dụ, bệnh tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, nhiễm HIV)

Điều trị miễn dịch (ví dụ như hóa trị bằng cytotoxic, cắt bỏ tủy xương trước khi cấy ghép, xạ trị)

Các bệnh nghiêm trọng kéo dài (đặc biệt ở những bệnh nhân nặng, già và/hoặc nhập viện)

8 tháng 8 2023

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thông miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

8 tháng 8 2023

Vì có rất nhiều tác nhân gây bệnh xung quanh môi trường sống của chúng ta, có thể là tác nhân bên trong hay tác nhân bên ngoài. Cơ thể người tiếp xúc với hàng loạt các tác nhân gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh đó nên nguy cơ bị bệnh đã giảm xuống đáng kể.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Loại tế bào

Vai trò

Tế bào trình diện kháng nguyên

Bắt giữ các tác nhân gây bệnh, mang kháng nguyên đến trình diện cho các tế bào T hỗ trợ làm hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ

Tế bào t hỗ trợ

- Gây các đáp ứng miễn dịch nguyên phát gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào

- Tiết ra cytokeni hoạt hóa tế bào B

Tế bào B

Tăng sinh và biệt hóa tạo các tế bào B nhớ và tương bào

Tế bào T độc

Tiết ra chất độc để làm tan các tế bào có kháng nguyên lạ

Tế bào T hỗ trợ

Hoạt hóa các tế bào đáp ứng miễn dịch khác

Tế bào B và T nhớ

Ghi nhớ các kháng nguyên để khi chúng tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh và mạnh hơn

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tuyến phòng thủ đầu tiên đề cập đến các hàng rào có trong cơ thể, chuyên dùng để ngăn chặn mầm bệnh và dị vật xâm nhập. Bao gồm da và niêm mạc (hàng rào vật lý) cũng như các chất bài tiết như chất nhầy, nước bọt, nước mắt và dịch dạ dày (hàng rào hóa học).

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:

- Hàng rào bảo vệ bên ngoài: 

+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.

+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.


+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật

- Hàng rào bảo vệ bên trong:

+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.

+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,..