K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á. Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông. Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc? A. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì. B. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc...
Đọc tiếp

Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực

A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á.

Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông.

Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?

A. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì.

B. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc gia.

C. Phía đông giáp Biển Đỏ với đường bờ biển dài khoảng 9000km.

D. Các bộ phận lãnh thổ ven biển gom đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao và đảo Đài Loan.

Câu 4. Dòng sông nào sau đây tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên khá dài giữa Trung Quốc và LB Nga?

A. Hoàng Hà. B. Trường Giang.

C. Hắc Long Giang (A-mua). D. Vôn-ga.

Câu 5. Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là

A. Hoàng Liên Sơn. B. Hy-ma-lay-a.

C. Côn Luân. D. Thiên Sơn.

Câu 6. Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước”, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là

A. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên

C. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

D. phân chia thành 22 tinh, 5 khu tự trị.

Câu 7. Với đặc điểm “Lãnh thồ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc

A. quản lí xuất, nhập cảnh. B. Quản lí xuất, nhập khẩu.

C. quản lí hành chính, chính quyền D. đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Câu 8. Ranh giới giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thường được phân định theo kinh tuyến

A. 105° Tây. B. 105° Đông. C. 115°Tây. D. 115° Đông.

Câu 9. Miền tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc là

A. miền Đông. B. miền Tâỵ C. miền Tây Bắc. D. miền Tây Nam.

Câu 10. Miền nào của Trung Quốc có đặc điểm tự nhiên sau: “gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt”

A. Miền Đông B. Miền Tây. C. Miền Bắc. D. Miền Nam.

Câu 11. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở vùng đồng bằng

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 12. Các đồng bằng phía đông của Trung Quốc lần lượt từ Bắc xuống Nam là

A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trang, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

D. Hoa Nam, Hoa Trang, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 13. Đồng bằng ở Trung Quốc được tạo nên bởi sông Hoàng Hà là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Đồng bằng do sông Trường Giang bồi đắp là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 15. Địa hình núi cao nhất của Trung Quốc tập trung ở khu vực

A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.

Câu 16. Thiếc là loại khoáng sản tập trung ở khu vực nào của Trung Quốc?

A. Phía bắc giáp Mông cổ. B. Phía đông giáp biển.

C. Phía nam giáp Việt Nam. D. Phía tây bắc giáp Ca-dắc-xtan.

Câu 17. Biết diện tích Trung Quốc là 9562,9 nghìn km2, dân số giữa năm 2015 là 1371,9 triệu người, vậy mật độ dân số của nước này là

A. 144 người/km. B. 144 người/km2.

C. 8191 người/km2. D. 10 934 người/km2

Câu 18. Năm 2015, dân số Trung Quốc là 1371,9 triệu người, biết tỉ lệ dân thành thị trong năm này là 54%, vậy số dân thành thị của Trung Quốc năm 2015 là

A. 740 826 triệu người. B. 25 406 triệu người.

C. 740 826 nghìn người. D. 1317,9 triệu người.

Câu 19. Các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dân số Trung Quốc?

A. 10%. B. 50%. C. 70%. D. 90%.

Câu 20. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội hiện nay ở Trung Quốc?

A. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

B. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông

C. Tỉ lệ dân nông thôn khoảng 46%.

D. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao.

Câu 21. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung

A. mỗi gia đình có 1 đến 2 con. B. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.

C. mỗi gia đình chỉ có 1 con. D. mỗi gia đình chỉ có 2 con.

Câu 22. Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là

A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

B. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện

C. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

D. tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 23. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

A. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông

C. Dân cư phân bố đều, tập trung chủ yếu ở nông thôn.

D. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

Câu 24. Các thành phố có trên 8 triệu dân của Trung Quốc là

A. Bắc Kinh, Thiên Tân. B. Bắc Kinh, Thượng Hải.

C. Thượng Hải, Trùng Khánh. D. Trùng Khánh, Hồng Công.

Câu 25. Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do

A. gần biển, khí hậu mát mẻ.

B. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

C. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

D. nền kinh tế phát triển.

Câu 26. Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do

A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

C. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.

D. nhiều hoang mạc, bồn địa.

Câu 27. Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 ngườì/km2) nhưng lại có một dải có mật độ đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2 là do

A. gắn với tuyến đường sắt Đông - Tây mới xây dựng.

B. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

C. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.

D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

Câu 28. Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở Trung Quốc là

A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao.

Câu 29. về mặt giáo dục, ý nào sau đây không phải là giải pháp Trung Quốc đã làm để chuẩn bị và bổ sung liên tục lực lượng lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hoá đất nước?

A. Nhập khẩu nhiều lao động phổ thông nước ngoài.

B. Cải cách giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường trong nước

C. Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.

D. Thuê chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài.

Câu 30. Người Trung Quốc cổ đại là chủ nhân của những phát minh nào sau đây?

A. Đồng hồ, la bàn, gìấy, thuốc súng.

B. La bàn, giấy, kĩ thuật in, bom nguyên tử.

C. La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.

D. Đúc đồng, gỉấy, thuốc súng, la bàn.

0
18 tháng 3 2020

Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội.

Dân số thế giới năm 2005 là 6477 triệu người, mật độ dân số là 48 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều theo không gian và thời gian.

*Dân số phân bố không đều theo không gian:

- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu ( 115 người/km2).

- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).

- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là:

+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương thuộc khu vực Bắc Mĩ (17 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).

+ Những vùng hoang mạc ờ châu Phi thuộc khu vực Bắc Phi , Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2).

+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao (mật độ dân số 21 người/km2).

*Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi :

- Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.

- Số dân châu Á là đông nhất (chiếm hơn 50% thế giới), dân số có sự biến đông nhẹ nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (từ 53,8% năm 1650 lên 60,6% năm 2005). lên vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.

- Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ năm 1650 - 1750 sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số (24,2% năm 1850), rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột (11,4% năm 2005) ⟶ phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương.

- Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu.

(từ 2,8% năm 1650 lwn 13,7% (2005).

- Dân cư châu Phi giảm mạnh từ 21,5% (1960) xuống còn 9,1% (1850), liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Năm 2005, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao (13,8%).

- Châu Đại Dương có số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới (năm 2005 tỉ lựdân số là 0,5%).

Bức tranh phân bố dân cư thế giới là do sự tác động tổng hợp cùa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Nhân tố tự nhiên: Nơi nào có các điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh lí con người, thuận lợi để phát triển sản xuất nơi đó dân cư tập trung đông. Trong các nhân tố tự nhiên thì khí hậu, nguồn nước, địa hỉnh và đất đai có ảnh hưởng rõ nét nhất.

+ Dân cư tập trung đông ở vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới); nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng quá ờ hoang mạc, lạnh quá ở vùng gần cực, ẩm quá ờ vùng rừng rậm...) thì dân cư thưa thớt.

+ Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ như các châu thổ sông Hồng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin... thì dân cư đông đúc. Ngược lại, các vùng núi cao điều kiện tự nhiên khẳc nghiệt (thiếu nước, đất xấu, độ dốc lớn...) khó khăn cho đời sống và sản xuất thì dân cư thưa thớt.

- Nhân tố kinh tế - xã hội: (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ờ vùng núi cao, hoang mạc, vùng băng giá và vươn ra cả biển.

+ Tính chất của nền kinh tế: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (Tây Âu, Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì là những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nên dân cư đông đúc). Trong hoạt động nông nghiệp, khu vực nào có hoạt động canh tác lúa nước thì cần nhiều lao động hơn nên dân cư đông đúc hơn (như khu vực châu Á gió mùa, châu thổ sông Nin, sông Ni-giê...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: châu lục, khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (như vùng Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu...) có dân cư đông đúc hơn những châu lục và khu vực mới khai thác (châu Mĩ, Ố-xtrây-li-a...).

+ Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Số dân và mật độ dân số cùa châu Mĩ, Ô-xtrây-Ii-a dang tăng lên nhờ những dòng chuyển cư từ châu Âu, châu Phi và châu Á tới.

18 tháng 3 2020

Hỏi đáp Địa lý

TL
29 tháng 2 2020

- Tốc độ tăng trưởng:

+ Đầu thập niên 90 và những năm tiếp theo: tốc độ tăng GDP âm.

+ Từ năm 1999 đến nay: tốc độ tăng GDP cao, liên tục và tương đối đều.

- Nguyên nhân:

+ Thực hiện chiến lược kinh tế mới: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, nâng cao đời sông nhân dân, khôi phục lại vị trí cường quốc...

+ Thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đúng đắn

tham khảo

29 tháng 2 2020

* Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên và liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách và biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

TL
27 tháng 2 2020

Bạn tham khảo

- Địa hình LB Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga ra thành 2 phần rõ rệt:

+ Phần phía Tây

Đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu. đồng bằng Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga.

Phần phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga.

+ Phần phía Đông

Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn.

- LB Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Diện tích rừng của LB Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim (Taiga).

- LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi. Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. LB Nga còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ờ phía nam) có khí hậu cận nhiệt.

Điều kiện tự nhiên của LB Nga có nhiều thuận lợi đối với phát triển kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn : địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.

Bổ sung:Tài nguyên phong phú thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp luyện kim.

27 tháng 2 2020

Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.

Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Xibia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
25 tháng 2 2020

Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía tây nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoáng sản giàu có…giúp khai thác tốt và có hiệu quả các thế mạnh này của đất nước, hoạt động kinh tế

24 tháng 2 2020

B. có nhiều thiên tai

TL
20 tháng 2 2020

Câu 1:

Tham khảo

* Miền Đông:

+ Thuận lợi:

- Địa hình thấp, có nhiều đồng bằng châu thổ với đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt và xây dựng nhà máy, vận tải hàng hoá

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng: cây ôn đới và nhiệt đới, cận nhiệt đới

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điệu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt tủy hải sản; dịch vụ cảng biển, du lịch biển, …)

- Có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu

+ Khó khăn: bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống sản xuất

* Miền tây

+ Thuận lợi:

- Tài nguyên rừng, đồng cỏ phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi

- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn

- Nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp

+ Khó khăn: địa hình núi cao hiểm trở khó khai thác tài nguyên thiên nhiên, khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

21 tháng 2 2020

Đó mới là câu đầu tiên thôi! Nhớ làm 2 câu còn lại nha!ok