ta hoa phuong < co su dung bien phap mieu ta tu su nhieu >
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính
Bạn tham khảo bài này nha
Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.
kể về một việc mà em đã khiến bố mẹ vui lòng
Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.
Dàn ý kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
Thân bài:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.
Văn mẫu kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được việc tốt nên trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. "Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian", chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát "Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón...là...la...lá...lá...la.." thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi "Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?" "À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à" ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào "Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con". Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào "Linh ơi! Đi thôi!", một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi "Đi đâu?" "Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?" Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp "Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy" Tôi chợt nhớ ra và nói "Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha". Tôi mời các bạn vào nhà và nói "Chờ tao một chút, đi thay quần áo". Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng "Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi". Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây...? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gửi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn, rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.
Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen "Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều". Tôi bẽn lẽn "Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ". Mẹ nói "Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này" vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi "Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm". Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày "làm việc".
Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân "Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình". Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vả. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỉ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng mẫu 2
Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời. Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ba mẹ. Tình yêu của tôi dành cho ba mẹ như ngọn lửa không bao giờ tắt. Tôi luôn mong muốn làm cho ba mẹ hài lòng về mình. Chủ nhật vừa qua là một ngày hạnh phúc đối với tôi vì tôi đã làm được một việc khiến ba mẹ rất vui lòng.
Từ bé đến giờ tôi vẫn luôn tự hào về gia đình tôi. Ba mẹ lúc nào cũng yêu thương, quan tâm, chăm sóc tôi. Một ngày đẹp trời nọ, ba mẹ trìu mến thông tin với tôi một tin rất quan trọng: tôi sắp có em. Niềm vui ấy làm cả nhà chúng tôi hân hoan hơn, hạnh phúc hơn khi chào đón thành viên mới của gia đình. Rồi đến ngày em trai tôi cất tiếng khóc chào đời, tôi thấy ba mẹ vất vả lo cho em, tôi càng thêm yêu ba mẹ. Tôi cũng rất yêu thương nó. Đó là cậu bé có nước da trắng hồng, hai mắt tròn xoe, long lanh. Cái miệng nó cười trông rất dễ thương. Hai tay nó huơ huơ mỗi lần có người lại trò chuyện, âu yếm, nựng nịu nó. Có lẽ chính vì thế mà tôi thấy ba mẹ chăm sóc em quá mức mà quên khuấy tôi đi. Mỗi lần như vậy, tôi thường có cảm giác ba mẹ đã không còn thương mình, chỉ thương em thôi. Vì thế, có đôi lúc tôi hay đứng xa ra mỗi khi thấy ba mẹ chơi với em. Cũng từ lúc có em, tôi thường bị sai vặt: “Lan à, lấy dùm mẹ cái này. Lan à, lấy cho em cái kia…” Tôi cứ chạy ra chạy vào, chạy tới chạy lui để “phục vụ” cho em. Ý nghĩ ba mẹ không thương mình cứ luẩn quẩn trong đầu tôi làm tôi không thể nào cười nói gì được. Tôi thực hiện mệnh lệnh mà thấy khó chịu vô cùng. Tôi cứ hay lảng tránh ba mẹ. Tôi hay ngồi vào cái bàn học để ngồi vẽ những bức tranh mà tôi đang nghĩ. Tôi vẽ hình ảnh ba mẹ nắm tay Ton Ton em tôi đi chơi. Còn tôi thì đứng ở xa nhìn theo. Không có ai nắm tay tôi hết! Tôi vẽ hai giọt nước mắt rất to trên mắt tôi. Tôi thấy bức tranh này chính là tôi. Tôi hay nhìn bức tranh đó và nói một mình: “Ba mẹ không thương mình nữa rôi, chỉ thương Ton Ton thôi”.
Một hôm, chắc mẹ phát hiện ra có điều gì không ổn đối với tôi nên mẹ gọi tôi đến cạnh bên, vuốt đầu tôi, mẹ hỏi :
- Lan à, có việc gì mà mẹ thấy con không được vui vậy?
Tôi chỉ im lặng mà nước mắt sắp tràn ra. Mẹ hoảng hốt ôm tôi vào lòng và hỏi thêm:
- Việc học hành có gặp gì khó khăn không con?
Tôi lắc đầu mà nước mắt chảy.
- Sao vậy con ? Có chuyện gì con nói với mẹ nghe đi!
Tôi gạt tay mẹ ra và bỏ chạy tới cái bàn, cầm lấy bức tranh và đưa cho mẹ xem rồi lại ù bỏ chạy.
Suốt buổi chiều hôm đó tôi trốn vào một góc nhà. Mẹ tìm thấy tôi và dỗ dành:
- Mẹ biết rồi, con nghĩ ba mẹ không thương con phải không?
Tôi nói một cách thổn thức:
- Ba mẹ chỉ thương em, không thương con như hồi đó nữa. Huhu…
Mẹ tôi âu yếm vuốt nước mắt trên má tôi rồi ôn tồn giải thích:
- Con nghĩ như vậy là sai rồi. Em còn quá nhỏ, ba mẹ phải dành nhiều thời gian lo cho em. Còn con, con lớn hơn nên ba mẹ tin tưởng, an tâm về con. Ba mẹ rất thương con. Hơn nữa, con lại còn biết phụ giúp ba mẹ. Từ khi có em, mẹ thấy con rất người lớn, mẹ rất vui. Con có thương em không?
Tôi nói lí nhí: Dạ có.
- Vậy con có muốn làm cho ba mẹ vui lòng không?
- Dạ có – Tôi khẳng định.
Con hãy phụ mẹ chăm sóc em, con sẽ thấy em rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Nếu con nghĩ ba mẹ không thương con. Ba mẹ sẽ rất buồn.
Tôi nghe trong giọng nói của mẹ có sự nghẹn ngào. Tôi thấy mẹ ôm tôi chặt hơn. Tự dưng những ý nghĩ trước đó bỗng nhiên biến đâu mất. Tôi chỉ còn thấy mẹ thương tôi biết chừng nào. Tôi sung sướng được ở trong vòng tay của mẹ… Ba không biết có mặt từ lúc nào, cũng cười và nói:
- Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Ba mẹ đều thương cả hai con!
Tôi chạy đến ôm lấy ba. Ba ơi, con thương ba mẹ. Con biết ba mẹ rất thương con… Lúc đó tôi chợt nhớ ba đã lấy lới bài hát “cả nhà thương nhau” để khẳng định tình cảm của ba mẹ. “Ba này, lúc nào cũng thật vui.”. Tôi thầm nghĩ mà thấy lòng vô cùng sung sướng.
Chiều chủ nhật hôm ấy cả nhà chuẩn bị sang nhà ngoại chơi, có ẵm em đi nữa. Mẹ gọi tôi phụ sắp xếp quần áo, tả, khăn, sữa, nước cho em. Tôi thấy vui vô cùng. Thì ra em Ton Ton cần được mọi người chăm sóc đến như vậy. Tôi chơi với em và cảm nhận được tình yêu thương chạy khắp người. Ton Ton dễ thương của chị, chị rất yêu thương em.
Thấy tôi vừa chơi với em, vừa hôn vào bàn tay bé bỏng của nó, mẹ cũng cười bảo:
- Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường nào, con gái cưng ơi!
Tôi “Dạ” nhanh gọn và dứt khoát lắm. Ba mẹ nhìn tôi cười:
- Thôi ta đi. Con gái của ba mẹ giỏi quá…
Ba mẹ cười mãi. Hình ảnh ba mẹ vui sướng hiện lên khuôn mặt, lên nụ cười, ánh mắt của ba mẹ dành cho tôi khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi vui quá…
Mỗi lần nhìn ba mẹ cười, tôi lại nhớ đến kỉ niệm đáng nhớ ấy. Tôi phải làm nhiều việc tốt hơn nữa, cố gắng học tốt và yêu thương em để ba mẹ yên tâm về tôi, để tôi tự hào với chính mình là một người con ngoan, một người chị tốt.
Tôi lại nhớ đến lời một bài hát có hình ảnh gia đình thật đẹp:
Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng…
Còn em con là cây nến gì??? Mình phải tìm nhạc sĩ để khiếu nại, thiếu hình ảnh ngọn nến lung linh của em rồi…
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng mẫu 3
Con đường về nhà hôm nay sao mà dài thế! Dài hơn rất nhiều so với niềm vui mừng phấn khởi của em. Em đạp xe về nhà, vội vã hơn thường lệ, để chỉ mong được khoe với mẹ về việc làm hữu ích của mình trong buổi sáng hôm nay.
Sáng nay trời chuyển sang thu, tiết trời hơi lạnh. Em đạp xe tới trường mà miệng không ngớt xuýt xoa vì những cơn gió heo may và những giọt mưa lất phất gọi cái rét đầu mùa. Hình như người ta cảm thấy lạnh hơn lúc đầu mưa thì phải. Đang mải mê với những câu hát vu vơ, em bỗng giật mình: Sao mới sáng sớm mà đã có một cụ già trông tội nghiệp thế kia. Em quyết định dừng xe dù rất vội vì có vẻ như cụ già đang rất lạnh và lại bị lạc đường thì phải. Vừa xuống xe em liền hỏi:
- Cháu chào cụ ạ! Hình như cụ đang muốn hỏi đường có phải không?
Cụ già ngẩng mặt lên. Bây giờ em mới quan sát kỹ: cụ già chừng 75 tuổi, khuôn mặt nhăn nhúm lộ rõ một cuộc đời vất và phong sương. Cụ mặc chiếc áo nâu đã cũ và khá mỏng. Em đoán chắc nó không đủ che ấm cho cụ lúc này.
- Cụ mới ở quê ra. Nhà con trai cụ trước ở gần đây nhưng giờ đã chuyển ra chỗ mới, cụ thì không rõ đường đi đằng nào. Mà trời hôm nay sao tự dưng lạnh quá.
À thì ra là vậy! Nhưng mình cũng đâu biết đường, em nghĩ. Nhưng có cách rồi:
- Cháu cũng không rõ đường bà ạ! Nhưng cháu sẽ giúp bà đến chỗ các chú công an kia để hỏi đường và trước hết là để bà nghỉ cho đỡ lạnh.
Mải đưa cụ già qua những làn xe dày đặc để đến chỗ những chú công an, em quên béng đi giờ học. Lúc vừa quay lại thì đã muộn giờ. Em chỉ kịp chào bà lão, nói lại với chú công an địa chỉ của mình rồi lên xe đạp vội.
Đến lớp em bị muộn mười lăm phút đầu giờ và bị cô giáo phê bình. Ngại ngùng, em lặng lẽ đi vào lớp. Nhưng bài học vừa diễn ra chưa đầy nửa tiếng thì chú công an ban nãy đến lớp học của em. Chú trao đổi với cô giáo chủ nhiệm bên ngoài lớp trong sự ngơ ngác, xôn xao của cả lớp. Rồi cô giáo bước vào tươi cười nói:
- Trước hết cô xin lỗi Ngọc Linh vì chưa hỏi kỹ đã vội phê bình. Các em ạ! Hôm nay bạn Linh đi muộn không phải vì cố tình vi phạm nội quy mà là vì bạn ấy đã giúp một cụ già bị lạc tìm thấy nhà của con trai mình. Trước tập thể, cô khen ngợi Ngọc Linh. Còn các em, cô nghĩ đó cũng là một bài học tốt đối với tất cả chúng ta.
Buổi học hôm ấy lại tiếp tục sôi nổi và ý nghĩa. Còn em, em vừa vui vừa rất tự hào. Chắc hẳn bố mẹ em cũng sẽ rất hài lòng về việc làm hữu ích của con gái mình.
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng mẫu 4
Hôm nay đứng trên bục nhận phần thưởng học sinh gi ỏi, tôi vô cùng vui sướng khi thấy gương mặt rạng ngời hạnh phúc của bố mẹ. Cuối cùng thì đứa con ngỗ nghịch như tôi cũng đã làm cho bố mẹ vui lòng.
Nhà tôi nghèo lại đông con nên bố mẹ tôi rất vất vả để nuôi chúng tôi khôn lớn. Các anh chị của tôi ai cũng chăm ngoan và h ọc gi ỏi. Riêng tôi là đứa nhỏ nhất nhưng ngỗ nghịch nhất. Tôi ham chơi hơn ham học. Chuyện tôi cúp học đi chơi là chuyện thường xảy ra. Kết quả học tập của tôi bao giờ cũng rất tệ. Tôi biết bố mẹ rất buồn.
Nhìn bố mẹ tôi người ta sẽ rất khó đoán được tuổi. Do lam lũ, vất vả nhiều nên trông bố mẹ tôi già trước tuổi. Mới bốn mươi lăm tuổi mà tóc bố tôi bạc trắng, gương mặt khắc khổ, người gầy xọm trông như c ụ già sáu mươi. Còn mẹ tôi thì đuôi mắt đầy vết chân chim, bàn tay gầy gu ộc quanh năm buôn bán tảo tần. Mẹ tôi bán cá ở chợ, tay chân ngâm nước thường xuyên nên bị nước ăn lở loét, trắng nhợt. sau mỗi buổi chợ, m ẹ về nhà thoa thuốc, vừa thoa vừa xuýt xoa. Tôi biết mẹ đau l ắm, tôi thương mẹ lắm nhưng vẫn không chừa được tật ham chơi.
Tôi nhớ, hôm đó, tôi chơi điện tử thua đám bạn và phải có tiền chung cho bọn nó chầu kem. Làm sao để có tiền đây? Trong đầu tôi lóe lên m ột ý nghĩ. Tôi về nhà xin mẹ tiền đóng học phí phụ đạo. Tôi thấy sự lo lắng thoáng qua trong mắt của mẹ. Mẹ bảo tôi chờ một lát rồi mẹ đi đâu đó. Lát sau trở về, mẹ đưa cho tôi đủ số tiền tôi xin. Tôi bi ết mẹ vừa đi vay mượn của ai đó trong xóm. Cầm tiền mẹ đưa mà tay tôi run run, sống mũi cay xè. Tôi hối hận lắm. Tôi chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ mà thú nhận tất cả nhưng tôi không đủ can đảm.
Từ hôm đó, các anh chị tôi rất ngạc nhiên, còn bố mẹ tôi vui mùng ra mặt vì thấy tôi không đi chơi lêu lổng nữa. Ngoài thời gian đến trường tôi ở nhà học bài. Tôi còn tranh thủ thời gian rảnh giúp bố mẹ việc nhà chứ không trốn đi chơi điện tử hay lấy xe đạp chạy lông ngông ở ngoài đường như trước. Có khi tôi còn ra chợ giúp mẹ – công việc mà trước đây tôi không bao giờ đụng vào vì chê tanh bẩn, ngại chúng bạn trêu chọc. Do bỏ bê việc học lâu ngày nên bây giờ việc học đối với tôi không dễ dàng chút nào. Kiến thức của tôi thật thảm hại, hổng lỗ chỗ. Nhiều khi tôi cũng nản lòng vì việc học vất vả quá. Nhưng nghĩ tới bố mẹ là tôi lại thêm quyết tâm. Những tối tôi thức khuya học bài thì bố thức cùng tôi, khi thì thắp cho cây nhang muỗi; lúc là lời hỏi han động viên; mẹ tôi lúc bát chè đậu, khi ly sữa nóng,. Tôi còn nhớ những hôm tôi giật mình thức giấc vì tiếng gà gáy ò…ó…o ngoài chuồng. Trời còn chưa sáng tỏ, tôi thấy dáng gầy gầy của mẹ đã lom khom bên bếp lửa bập bùng. Tôi rón rén đến bên mẹ hỏi mẹ nấu gì mà phải dậy sớm. Mẹ bảo nấu xôi cho tôi ăn chắc bụng để đi học. Tôi cảm động ôm chầm mẹ mà không nói nên lời.
Với sự cố gắng của bản thân và sự động viên của bố mẹ, việc học của tôi ngày một tiến bộ. Tôi không còn chật vật với những bài toán khó, điểm số ngày càng cao. Tôi còn được cô giáo tuyên dương trong buổi sinh hoạt lớp – điều mà trước đây chưa bao giờ có. Mỗi lần tôi khoe những điểm mười đỏ chói, tôi thấy đôi mắt mẹ rưng rưng, lấp lánh lạ thường. Nụ cười làm gương mặt mẹ rạng rỡ hơn. Bố tôi không nói gì, chỉ xoa đầu tôi và gật gật đầu ra chiều hài lòng lắm. Tôi thấy những nếp nhăn trên gương mặt bố như giãn ra. Tôi biết bố mẹ rất vui lòng và hạnh phúc vì tôi đã chăm ngoan hơn, học giỏi hơn.
Ngày hôm nay, đứng trên bục danh dự nhận phần thưởng, nhìn xuống hàng ghế dành cho phụ huynh, tôi thấy bố mẹ tôi cười thật tươi, nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện và hạnh phúc. Niềm vui vì đứa con ngỗ nghịch bây giờ là học sinh giỏi làm bố mẹ tôi trẻ hẳn ra. Tôi thật sung sướng, hạnh phúc và hãnh diện vì đã làm bố mẹ vui lòng.
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng mẫu 5
Hè năm ngoái, em đã làm được việc tốt là cứu một em nhỏ khỏi chết đuối trên đoạn sông chảy qua làng. Em còn nhớ rõ là nghỉ hè được vài ngày, em đăng kí học lớp võ Karate của Câu lạc bộ thể dục thể thao của huyện. Tuần ba buổi, em đạp xe đi tập từ sáng sớm, đốn trưa mới về. Karate quả là một môn võ hấp dẫn vô cùng, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên. Cũng bởi say mê tập luyện mà em không ngại đường xa, nắng nôi vất vả.
Một buổi trưa, em về đến gần đầu làng thì thấy mấy bé trai đang kêu thất thanh: “Cứu với! Có người chết đuối!”. Nhìn xuống mặt sông lấp loá, em thấy một em bé đang nhấp nhô, chới với. Quẳng vội chiếc xe đạp ven đường, em lao xuống nước, bơi nhanh về phía đó. Trong đầu em chỉ có một ý nghĩ là phải cứu bằng được em bé nọ.
Năm sải, mười sải vẫn chưa tới nơi. Khúc sông Ninh chảy qua làng em nước khá xiết. Em bé đã bị cuốn ra gần giữa dòng. Tình thế vô cùng nguy ngập, không nhanh không kịp. Em ngoi lên hít một hơi dài rồi gắng hết sức để bơi. Rất may, em đã nắm được tóc đứa bé. Cậu bé trong cơn kinh hoàng cứ túm chặt lấy em. Vất vả lắm em mới đưa được bé vào bờ.
Đuối sức, em nằm vật ra bờ sông thở dốc, chân tay rã rời. Lúc này, lũ trẻ cũng đã gọi bố mẹ em bé và một số dân làng ra tới nơi. Một cụ già nắm chân cậu bé dốc ngược, quay mấy vòng. Cu cậu ộc ra bao nhiêu là nước rồi dần dần tỉnh lại. Mẹ cậu bé ôm lấy con khóc nức nở. Tự nhiên nước mắt em cũng trào ra vì xúc động. Bố cậu bé nâng em dậy, vừa khóc vừa cảm ơn em.
Đám đông theo em về tận nhà. Thấy xôn xao ngoài ngõ, ông bà, bố mẹ em chạy cả ra. Nghe mọi người kể lại đầu đuôi câu chuyện, bố xiết chặt em vào lòng và nói: “Khá lắm, con trai bố khá lắm! Bố tự hào về con!”. Chuyện em cứu sống cậu bé Tùng lan nhanh khắp làng. Sau đó em trở thành “người hùng” của đám trẻ con trong xóm. Thỉnh thoảng được em dạy cho một vài thế võ, chúng thích mê, càng coi em là “thần tượng”.
Chuyện đó trở thành một kỉ niệm đẹp trong đời, mỗi lần nhớ đến em lại thấy vui vui. Còn cu cậu suýt chết đuối ngày nào, giờ cũng đã học lớp năm rồi đấy. Đương nhiên, cậu ta xin được làm “cái đuôi” rất dễ thương của anh “Nghĩa võ” – cái tên mà lũ trẻ yêu mến đặt cho em.
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng mẫu 6
Tôi chạy một mạch từ trường về nhà trong niềm vui khôn xiết: tôi muôn thông báo ngay cho bà tin quan trọng, đó là việc tôi đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi của huyện môn Văn. Cất tiếng gọi bà từ ngoài cổng tôi chẳng thấy bà đâu. Đáp lại tiếng gọi háo hức của tôi chỉ là sự im lìm lạ lẫm.
Cảm giác hụt hẫng xen lẫn phần lo sợ, tôi đẩy nhanh cửa bước vào nhà, căn phòng khách trống trơn, phòng bếp rồi căn phòng của bà cũng chẳng thấy bà đâu. Tôi cất tiếng gọi vang, giọng run run:
Bà ơi, bà! Bà ở đâu thế?
Tôi lập cập đẩy cửa phòng vệ sinh tầng, căn phòng duy nhất chưa kiểm tra. Trời ơi! Bà tôi đang nằm lả trên nền đá hoa, tay vẫn đang cầm chiếc áo của tôi, bên cạnh là chậu quần áo bà đang lấy từ máy giặt ra, cặp mắt nhắm nghiền, hơi thở hổn hển, nước da tái nhợt. Tôi vội xốc bà lên, nhưng không nổi. Tôi vừa mếu máo khóc vừa chạy ra cửa gọi to bác Nội bên hàng xóm sang giúp. May quá, bác ấy có nhà. Hai bác cháu vực đưa bà ra nằm ở ghế sa lông phòng khách. Bác xoa ngực, xoa đầu, chân tay cho bà và giục tôi gọi điện cho bố mẹ. Tôi cuống quít quay máy, vì sợ hãi lo âu khiến tôi bấm cứ nhầm số lung tung cả. Đến khi quay được số máy của cơ quan bố thì chú bảo vệ lại thông báo bố vừa đi vắng. Quay số máy cơ quan mẹ. May quá mẹ vừa họp xong, nghe tôi thông báo tin về bà, mẹ vội vã dập máy. 15 phút sau mẹ đã có mặt ở nhà.
Có bác Nội sơ cứu, bà tôi đã tỉnh hơn nhưng vẫn chưa thể ngồi dậy, chỉ có thở đều hơn, mắt vẫn chưa mở được, tay bà run rẩy chỉ vào ngực trái, tôi hiểu rằng chắc bà đau tim.
Mẹ tôi về gọi theo xe cấp cứu, bác Nội giúp mẹ tôi đưa bà vào bệnh viện rồi dặn vội tôi trông nhà, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Còn lại một mình tôi vừa làm việc vừa suy nghĩ miên man. Tôi nghĩ về bà nhiều lắm. Bà ra ở với gia đình tôi từ khi tôi đi học, thấm thoắt đã 8 năm rồi, với tôi ngoài bố mẹ, bà là người thương yêu gần gũi nhất. Bà chăm tôi lắm, bà không nói thành lời cưng chiều nhưng trong mỗi việc làm của bà tôi cảm nhận được tình yêu thương đặc biệt bà dành cho tôi. Mỗi buổi tối học về tay bà đón cháu cất cặp, pha nước mát cho tôi; mỗi tối học bài, bà qua lại căn phòng hôm quả táo, miếng lê; hôm cam sành, bánh tẻ… ánh mắt hiền từ nhìn tôi đầy khích lệ… Bà chăm tôi thế nên giờ vắng bóng bà làm sao tôi không trông trải cho được?
Nói là làm giúp mẹ nhưng suốt từ lúc mẹ và bà đi tôi đâu có biết làm gì vì tôi quen có bà rồi mà. Cảm giác trống vắng khiến tôi tìm cớ để quên đi, tôi chỉ biết quét nhà rồi đi loanh quanh lục lọi những thứ đồ nho nhỏ trong nhà ra xem. Tôi tìm được cuốn album gia đình. Những tấm ảnh chụp toàn cảnh gia đình khiến hình ảnh bà lại dội về trong tâm trí với bao kỷ niệm: đây là ảnh bà đưa tôi đi công viên, ngày tôi học lớp hai, tôi chụp với bà trên thuyền con vịt, kia là hình ảnh bà ngồi bên tôi với nụ cười tươi trong ngày sinh nhật tôi lên 10…
Biết làm gì để giúp bà mau khỏi ốm nhỉ? Có tiếng chuông cửa. A, bố về rồi, tôi sung sướng thoát khỏi cảnh cô đơn một mình. Thôi thông báo cho bố tình hình sức khoẻ của bà bằng giọng lo lắng, bố bảo bố biết rồi vì mẹ đã gọi điện, tôi hỏi xin bố cho tôi vào viện thăm bà.
chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất. Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàm răng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô “cháu - ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng “bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, sẵn sàng đè bẹp đối phương.
Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chị “ra đòn”. Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm! Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm
quấn tính phụ thuộc vào khói lượng,khói lượng vật càng lớn thì quán tính càng tăng
Khi có lực tác dụng, mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.
Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.
Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.
Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.
Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.
Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương .
Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.
Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!
Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.
Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.
Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.
Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.
Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.
Ôi, cây phượng thật đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường. Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp. Đối với tôi, phượng là loài hoa đẹp nhất