K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

câu b nha em T_T

an-at: khan khát

ang-ac: ang ác :nghĩa : ( hơi hơi ác)

ôn - ốt : dôn dốt : nghĩa ( hơi hơi dốt)

un-út:hun hút

ung -uc : ùng ục ( tiếng sôi ùng ục )

18 tháng 11 2019

”Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiền Lê mà tôi muốn gửi đến bạn đọc và những ai quan tâm đến việc bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt nam ta. Từ xưa, chiếc nón và áo dài duyên dáng đã làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc. Nón lá tự bao giờ đã trở thành nét đặc thù riêng của người phụ nữ Việt Nam, không ai phủ nhận được.

Nón lá có lịch sử rất lâu đời, là một trong những họa tiết được khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, trên thạp đồng Đào Thịnh.Nón lá gắn liền với đời sống tạo nên nét bình dị, duyên dáng.Một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre, lúc nghỉ ngơi, người nông dân dùng nón quạt cho mát, ráo mồ hôi. Nón lá có nhiều loại, thay đổi theo từng thời kì lịch sử.Binh lính thời xưa dùng nón dấu, nón ngựa hay nón gõ, trong tang lễ hay dùng nón cạp. Trong các lế hội của người miền Bắc, người phụ nữ mang nón quai thao, hát những câu quan học tha thiết. Nón bài thơ thì là mọt loại nón đặc trưng của xứ Huế.

Người việt dùng nón lá, nhưng ít người để ý hay tìm hiểu xem nón được làm thế nào, có bao nhiêu vành, đường kính bao nhiêu?….nón lá tuy giản dị, rẻ tiền nhưng một chiếc nón đẹp được làm ra là nhờ những đoi bàn tay khéo léo cần cù. Nghề làm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ, người đàn ông trong gia đình cũng có thể vót tre làm khung nón. Từ cây tre, họ vốt thành từng nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành từng vòng tròn trịa. Để cho nón có hình chóp, người ta làm từng vanh nhỏ dần cho lên tới chóp. Lá để làm nón là một loại lá khó tìm, có hai loại là Du Quy Diệp – thời xưa làm tơi dùng để chống mư gió, một loại khác là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm hơn. Ngoài ra ngày nay người ta cũng làm từ nhiều loại lá khác như lá cọ, lá hồi…Khi lấy lá, người ta thường lấy những lá non có màu xanh, sau đó phơi khô, dùng những đồ có mặt phẳng đặt trê nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ đè lên lá, làm công việc này giống như động tác khi là ủi, đổng thời tay kéo thẳng cho lá thẳng ra, nổi lên những đường gân, chọn những lá đẹp để là phần ngoài của nón. Tiếp đó lấy khung nón được làm từ 16 vanh chính, khoảng cách bằng nhau. Khâu làm khung phải do thợ chuyên môn làm thì nón mới đều và đẹp. Các vanh nón được nối lại với nhau bằng các que tre vót nhỏ. Nếu nón được lót bằng lớp lá đót thì sẽ có đọi bền cao hơn. Vành nón thường có đường kính khoảng 41 cm. khi xếp lá lên trên cần phải đều tay, không làm lộ ra các lớp lá xếp đè lên nhau. Người ta phết phía ngoài nón lớp sơn dầu mỏng, trong suốt, vừa tạo độ độ óng cho nón vừa để nước không thấm vào nón qua các lỗ kim vào bên trong. Tóm lại, để làm một chiếc nón cần phải trải qua 15 khâu, từ trên rừng lấy lá, rồi phơi khô, sấy lá, mở lá, là, làm vanh, vành nón, khâu nón, cắt chỉ, thêu non, làm quai… Thời trước khi chưa có chỉ, người ta dùng bẹ lá cây thuộc họ thơm tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ làm chỉ để chằm nón.

Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nhgiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt phía sau vành nón thật e ấp, rạo rực. Mỗi thiếu nữ đều có cái duyên, có cái đẹp như vầng trăng non dưới vành nón lá.

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay ” xây lá”, tay chuyền nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.

Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật trang sức của biết bao phụ nữ. Buổi tan trường, con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè cuối ngày oi ả, bởi những dáng mảnh mai của tà áo dài trắng, nón bài thơ. Nghề làm nón nổi tiếng ở các vùng Phú Hồ, Dạ Lễ, Tân Lễ,… còn tồn tại đến bây giờ. Ở các vùng này, ngày cưới họ vẫn giữu dược truyền thống từ xa xưa như rước kiệu, đi kiệu…

Nón ngày nay hầu như không còn giữ được phưong pháp như ngày xưa nữa, họ quen vơi cách làm nón nhanh và đơn giản. Bảo quản nón rất dễ, ta chỉ cần không để nón nơi ẩm ướt, tránh ẩm ướt, tránh làm rách, làm thủng nón. Để cho nón bóng, ta nên quét lớp dầu mỏng lên

Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫ thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay.

 

18 tháng 11 2019

Tham khảo dàn ý này nà bn :3 

I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II/TB:

1. Cấu tạo:

- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…

- Cách làm (chằm) nón:

+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.

+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…

2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?

- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)

- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:

+ Ca dao (nêu VD)

+ Câu hát giao duyên (nêu VD)

b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:

- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)

- Trong các lĩnh vực khác:

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).

+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

+ Du lịch

III/KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

18 tháng 11 2019

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nhỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhau. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Những chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.

18 tháng 11 2019

Á hay Âu vậy bạn

18 tháng 11 2019

Châu Á: Núi lửa Bromo, núi Karakatou (Indonexia)

              Núi lửa Hallasan(Hàn Quốc)

              Núi lửa Aso, núi Phú Sĩ (Nhật)

  Châu Âu: Núi Vesuvius, núi Etna (Ý)

                  Núi St.Helens, núi Mount Hood (Hoa Kỳ)            

18 tháng 11 2019

- Cách ăn mặc

- Tính cách

- Hình dáng cơ thể

bộ phận sinh dục lak quan trọng nhất

,con trai khỏe mạnh hơn,

con gái sâu sắc hơn,

vẻ bên ngoài nữa

18 tháng 11 2019

\(I'm\) \(a\) \(girl\)

18 tháng 11 2019

I am handsome boy :))

hok tốt

18 tháng 11 2019

Cứt :))))))))))

18 tháng 11 2019

Ăn Cức làm ra?

18 tháng 11 2019

Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.

Chúc học tốt.

18 tháng 11 2019

Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó, sao cho nội dung câu không thay đổi :

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

TL:

Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.

18 tháng 11 2019

Giống và khác về cách đánh hay thế nào vậy bạn?

18 tháng 11 2019

- Em tự phân tích rồi so sánh nhé.

1. Trận Bạch Đằng năm 938:

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại và cướp ngôi Tiết Độ Sứ, trước tình hình đó, Ngô Quyền đã tập hợp lực lượng mang quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn nhằm trị tội phản chủ. Công Tiễn sợ hãi, liền cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm liền phong cho con là Lưu Hoàng Tháo là “Bình hải tướng quân” và “Giao chỉ vương” thống lĩnh quân, tiến vào nước ta bằng cửa sông Bạch Đằng, nhằm đánh chiếm nước ta.

Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền bảo với các tướng lĩnh rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.

Sau đó, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn giấc mộng xâm lược nước ta.

Đến năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.

2. Trận Bạch Đằng năm 981:

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt . Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm. Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt.

Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tống chia quân làm 2 đạo. Đạo quân bộ do Lan Châu Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Trương Tuyền và Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng chỉ huy từ Ung Châu tiến vào. Đạo quân thủy do Thứ sử Ninh Châu Lưu Trừng, Quân khí khố Phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan Các môn chi hậu Vương Soạn chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào. Toàn bộ quân số khoảng 3-4 vạn người.

Lê Đại Hành thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước. Lữ Lang được cử đưa đạo quân Uy Dũng từ Hoa Lư lên giữ phòng tuyến bờ Bắc sông Lục Giang (địa phận Thái Bình ngày nay). Trần Công Tích lên trấn thủ ở Nghĩa Đô gần thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Lê Long Kính trấn thủ ở bờ Bắc sông Hải Triều (tức sông Luộc).

Ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.

Tuy nhiên, sau thất bại ở các trận Chi Lăng, Lục Đầu, Bình Lỗ. Quân Tống bị tiêu hoa một lực lượng lớn sinh lực cũng như vũ khí, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, hội quân ở Đại La của quân Tống bị thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy, đạo quân của Hầu Nhân Bảo ở Bạch Đằng bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra. Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển. Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa. Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.

3. Trận Bạch Đằng năm 1288:

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồng. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt.

Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

Như vậy, thông qua 3 chiến thắng của quân và dân ta trên dòng sông Bạch Đằng trước kẻ thù xâm lược. Chúng ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta đó chính là sự đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng cùng nhau tạo thành sức mạnh của dân tộc, trên phát huy hết trí tuệ của đất nước. Đồng thời, đó là sự chủ quan, khinh địch, ủy thế quân đông, vũ khí dồi dào của kẻ thù xâm lược khi mang quân tràn sang cương thổ của chúng ta. Chính vì vậy, đất nước ta - một dân tộc người ít, tiềm lực yếu đã kiên cường đánh bại một kẻ thù - đông dân, tiềm lực mạnh, dày dạn trận mạc. Đây có thể coi là một bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong công cuộc gìn giữ bờ cõi của ông cha ta để lại. Chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta sẵn sàng làm nên một trận Bạch Đằng thứ 4 nếu chủ quyền đất nước bị xâm hại.

#Trang

#Team_Evil

18 tháng 11 2019

nếu hay thì tích cho tui nha

18 tháng 11 2019

"hay"quá ha!