K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

Thành phố Cảng, nơi đầu sóng ngọn gió, với những chùm hoa phượng đỏ rực cả góc trời, là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào của bao nhà văn, nghệ sĩ. Sẽ là khập khiễng, nếu đem so sánh văn học Hải Phòng với các trung tâm văn học lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Song, không vì thế mà văn học Hải Phòng không mang trong mình những nét riêng, độc đáo, là cá tính của đất và người nơi đây, mang hơi thở của biển cả, của những con người ăn sóng nói gió…

Trong suốt chặng đường dài của lịch sử, chúng ta có thể tự hào khẳng định truyền thống thơ và văn học nói chung của Hải Phòng, thời nào cũng có những tác giả xuất sắc, chẳng những làm sáng đẹp đất Cảng mà còn đóng góp vào sự nghiệp văn học Việt Nam, tiêu biểu như Thế Lữ, Văn Cao, Nguyên Hồng, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn. Tên tuổi và sáng tác của những người nghệ sĩ, mãi mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của nền văn học nước nhà.

* Tác giả - tác phẩm tiêu biểu.

1. Trước tiên, hãy nói đến nhà văn Nguyên Hồng, người mà, qua tác phẩm của ông, ám ảnh đến nhức nhối số phận của người nghèo phố thợ, những con người cùng khổ sống trong thời kì Pháp thuộc ở thành phố Cảng. Nguyên Hồng sinh ra ở Nam Định,  nhưng ông sớm lăn lộn gắn bó với Hải Phòng. Có thể nói từng con đường, hẻm phố, ga tàu, bến sông, xóm thợ nghèo ở thành phố cửa biển này đều in dấu chân ông. Nguyên Hồng "thuộc" từng gương mặt, thân phận con người nơi đây. Có lẽ vì thế và hẳn là thế ông mới viết được hàng loạt truyện ngắn và bộ tiểu thuyết "Cửa biển" bốn tập: Sóng gầm, 1961; Cơn bão đã đến, 1963; Thời kỳ đen tối, 1973; Khi đứa con ra đời, 1976; dài đến hơn hai chục ngàn trang in, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống lao động vật lộn đấu tranh ở miền đất đầy sóng và gió này. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, dài nhất của đời văn Nguyên Hồng. Và, có lẽ cũng là một trong những tiểu thuyết dài nhất của văn học hiện đại Việt Nam.


2. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, người ta vẫn nói về Đổng Đức Bốn (1948 – 2006) – như là “ tác giả của những vần thơ lục bát”. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của thành phố Cảng, thơ Đổng Đức Bốn mang hơi thở, phong vị của quê hương...là hình ảnh của làng quê Hải Phòng – được vẽ lại trong nhiều bài thơ vừa giống, vừa khác với những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính, đôi khi lại có cái ngậm ngùi tiếc nuối, niềm hoài cổ của thi sĩ về những cái đã mất... Với những tác phẩm như: Con ngựa trắng và quả đắng (NXB Văn học – 1992), Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao Động – 1993), Trở về với mẹ ta thôi ( NXB Hội nhà văn – 2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông ( NXB Hội Nhà Văn – 2000, Chuôn chùa kêu trong mưa ( NXB Hội Nhà văn – 2002), Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (NXB Hội Nhà văn – 2006)..., Đổng Đức Bốn đã hương vị dân gian đến cho văn học hiện đại, giữ nguyên được hồn cốt của dân tộc trong thời đại “ vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Thơ hiện đại của Đổng Đức Bốn chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được “quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát. Với những đóng góp như vậy, Đổng Đức Bốn xứng đáng là niềm tự hào văn học quê hương.

3. Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955, quê gốc Ninh Bình, định cư tại Hải Phòng hơn 20 năm.  Anh có 7 tập thơ, 1 trường ca, tiêu biểu là Đột nhiên gió thổi, Bầu trời không mái che ( 2009- 2010), thơ tuyển Mai Văn Phấn…,là một trong những cây bút trung niên đang độ sung sức với nỗ lực không ngừng ham muốn đổi mới thơ. Dẫu Mai Văn Phấn chẳng sinh ra ở đây, nhưng trong chàng thi sĩ hào hoa thì hồn thơ lúc nào cũng mọng căng gió bốn biển. Chủ nhân của những câu thơ có nhịp và vô nhịp, nhịp sóng. Mỗi con sóng tự làm mới mình sau một lần oằn mình vươn tới. Ấy cũng là nét đặc trưng của thơ Mai Văn Phấn. Phong vị Hải Phòng có trầm sâu của tinh tế Hà Thành, có chân chất đằm thắm sen nhãn khoai lúa của châu thổ sông Hồng, và gân guốc vạm vỡ vầng ngực thủy thủ trên mũi tàu hững bão. Khí chất ấy, cũng hiện diện trong thơ Mai Văn Phấn

#hoctot

#phanhne

18 tháng 11 2019

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 gắn liền với hai sự kiện có ảnh hưởng căn bản và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội.Văn học Việt Nam thời kỳ này đi những bước đầu tiên để chuyển sang một giai đoạn mới với xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương.Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hướng văn học. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp. Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943  là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng.

Văn xuôi[sửa | sửa mã nguồn]

Văn xuôi trong giai đoạn này chủ yếu là truyện ngắn và ký về đề tài người nông dân và người lính Vệ quốc quân. Những nhà văn mà phần nhiều đồng thời cũng là lính Vệ quốc quân đã ghi lại những gì có tính chất thời sự đang xảy ra trên chiến trường như Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Bên đường 12 của Tú Nam, Đường vuiTình chiến dịch của Nguyễn Tuân,... Những ký sự đó đã khắc họa chân dung của người lính mà thời ấy gọi là bộ đội Cụ Hồ trong đó ca ngợi những phẩm chất của họ như lòng yêu nước, thương nhà, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu...Tuy vậy, để điển hình hóa nhân vật, trong những tác phẩm ấy sự cường điệu nét này hay nét khác của cá tính, hoặc sự nhấn mạnh như một cách minh họa tính giai cấp, có làm cho nhân vật ít nhiều hoặc sa vào sự cá biệt, hoặc sự minh họa.[7]. Truyện và truyện ngắn phong phú hơn về đề tài, từ người lính và cuộc chiến đấu trên chiến trường đến nông thôn, vùng cao, công nhân, trí thức... nhưng đều gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp. Trận Phố RàngMột lần tới thủ đôMột cuộc chuẩn bị,... đã đủ xác định vị trí hàng đầu của truyện ngắn Trần Đăng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp[8]. Nam Cao có Đôi mắtỞ rừng,... trong đó Đôi mắt với chiều sâu hiện thực và tâm lý có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống cũng như văn chương[9]; Hồ Phương có Thư nhà. Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống, con người miền núi với Truyện Tây Bắc (gồm Mường GiơnCứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ). Người Tây Nguyên sống và đánh Pháp được Nguyên Ngọc miêu tả trong Đất nước đứng lên[10]. Võ Huy Tâm là nhà văn đầu tiên viết về đề tài người công nhân[11] với Vùng mỏ. Những gì đang diễn ra ở nông thôn vùng đồng bằng cũng như hình ảnh người nông dân hiện ra trong các tác phẩm Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Làng (Kim Lân).

Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều truyện, ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam chủ trương. Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị Chiên, Vũ Cao ghi), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân), Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trường)... Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít được nhắc đến. Từ sau năm 1950, xuất hiện một loạt bản tự thuật của những người được phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua[12]. Những truyện, ký này đã được trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 tuy vậy chất lượng văn chương không cao. Trong một bài viết có tính chất tổng kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiếnVăn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đã cho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng công nông nhưng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tư tưởng[13].

Trong kháng chiến chống Pháp, hai nhà tiên phong đã góp phần đưa hoạt động biểu diễn sân khấu của Việt Nam trở nên chuyên nghiệp là Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ cũng đã có những tác phẩm kịch: Cụ Đạo sư ôngĐoàn biệt độngĐợi chờTin chiến thắng Nghĩa Lộ (Thế Lữ), Trở về (Đoàn Phú Tứ); Lưu Quang Thuận có Quán Thăng longCô GiangHoàng Hoa Thám.

Ở thể loại văn chính luận, đã có những tác phẩm nổi bật: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc những bức thư của ông gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu tại Hà Nội Tết Nguyên Đán Đinh Hợi (1947)...; Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh...

Trong giai đoạn này, một số tác giả nổi tiếng của dòng văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố (mất năm 1954), Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng không cho ra đời tác phẩm nào.

Trong thời kỳ 1945 – 1954, văn xuôi bắt đầu phong cách hiện thực và được đại chúng hóa để tất cả phục vụ cho mục tiêu thắng người Pháp trong cuộc chiến tranh gian lao kéo dài 9 năm. Truyện, ký là thể loại chủ yếu và tiểu thuyết mới chỉ là những thể nghiệm ban đầu với Con trâuVùng mỏXung kích. Giai đoạn này cũng chưa có được những tác phẩm có thể diễn tả hết những gì mà đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam với cuộc sống, tâm hồn và số phận của họ đã trải qua. Tuy vậy, những gì đã có của giai đoạn đó, từ thực tế phong phú đến những trăn trở, hoài bão của những nhà văn đã tạo tiền đề cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật hơn trong giai đoạn sau.

Thơ:

Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, một mảng đề tài chiếm vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới vẫn được tiếp tục, truyền thống miêu tả làng xóm quê hương vẫn in đậm nét trong thơ[14]. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó đã khiến cho cảnh làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay những mối tình lãng mạn, éo le như Thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những người nông dân đang ra trận. Về mảng đề tài này có thể kể đến Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lạiBài ca vỡ đất), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Anh Thơ (Kể chuyện Vũ Lăng), Tế Hanh (Người đàn bà Ninh Thuận), Chế Lan Viên (Bữa cơm thường trong bản nhỏ), Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn (Dọn về làng), Lưu Trọng Lư (Ngò cải đơm hoaChiến khu Thừa Thiên,...),... và Tố Hữu với Việt Bắc. Mảng đề tài thứ hai là hình ảnh người lính Vệ quốc quân với Chính Hữu (Đồng chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai (Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng (Tây tiến).... Người lính từ làng quê nghèo khó nước mặn, đồng chuađất cày lên sỏi đá rồi chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh với bao gian khổ và tất nhiên cả sự hy sinh. Tuy vậy còn ít thơ viết về những trận đánh; đời sống chiến trường chưa được biểu hiện rõ nét. Có thể nói rằng người lính được miêu tả gián tiếp nhiều hơn là trực tiếp.[15]. Hình ảnh người lính gợi nhiều cảm mến ở người đọc nhưng ngoài tinh thần áo vải chân không đi lùng giặc đánh, những khía cạnh tâm lý khác của họ hầu như chưa được phản ánh, các nhà thơ chưa khai thác vào bề sâu tâm trạng của con người trong chiến tranh[16]. Bên cạnh đó những nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc Cách mạng tháng Tám, về lòng yêu nước, về đất nước, về cuộc chiến đấu đang diễn ra: Xuân Diệu có Ngọn quốc kỳHội nghị non sôngDưới sao vàng; Chế Lan Viên có Gửi các anh, Nguyễn Bính có Ông lão mài gươmĐồng Tháp Mười, Trần Mai Ninh có Nhớ máuTình sông núi, Nguyễn Đình Thi có Đất nước... Những năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh như Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ HồThơ dâng Bác (Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ). Thơ trong thời kỳ này hầu như không có những tác phẩm về tình yêu trong chiến tranh, bài thơ Không nói của Nguyễn Đình Thi, một trong số những bài thơ hiếm hoi về đề tài đó chưa tạo được sự thông cảm của dư luận đương thời[16] hay Màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng vậy. Trong giai đoạn đầy biến động này, những bước ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội, những khó khăn và mất mát riêng tư dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca tắt đi trong xót xa, thầm lặng. Thế Lữ, người mở đầu phong trào Thơ mới đã chấm dứt hoạt động thơ trong vòng mười năm sáng tác, Huy Thông nổi lên trong ít năm rồi ngừng hẳn....Huy Cận cũng như Chế Lan Viên đều có xu hướng đi từ thơ sang văn xuôi triết luận với dấu hiệu bế tắc...[17]

Thơ Việt Nam 1945 – 1954 đã có những thành quả nhất định song phải thừa nhận rằng thơ chưa có nhiều thành tựu và chưa cắm được ngọn cờ thi ca ở những cột mốc quan trọng của lịch sử[16]. Về hình thức, thơ trong giai đoạn này cũng chưa có những cách tân, đột phá, vì cũng như văn xuôi, thơ phải được hiện thực hóa và đại chúng hóa, cũng dễ hiểu vì sao Trần Dần và nhóm Sông Đà với lối thơ bậc thang không được hoan nghênh thời ấy.

Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lớn

Các đại hội văn hóa cứu quốc

Hội văn hóa cứu quốc được thành lập năm 1943. Tháng 9-1945 tổ chức Đại hội văn hóa cứu quốc lần thứ nhất. Từ 12 đến 13 tháng 10 năm 1946 Đại hội văn hóa cứu quốc lần 2 diễn ra với sự bầu cử một Ban chấp hành gồm Chủ tịch Đặng Thai Mai, Tổng thư ký Hoài Thanh, Phó tổng thư ký Tố Hữu và các ủy viên Văn Cao, Ngô Quang Châu, Nguyễn Đỗ Cung, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Tỵ, Chế Lan Viên.

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất dự kiến họp từ 24 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1946. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng với việc Pháp khiêu khích, nổ súng ở Lạng Sơn, Hải Phòng, xé bỏ Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 nên hội nghị được bế mạc ngay trong buổi chiều chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 1946. Hồ Chủ tịch đã đến dự và nói chuyện với Hội nghị.

Hội nghị ra quyết nghị ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, quyết định thành lập một Ủy ban Văn hóa toàn quốc có nhiệm vụ tiếp tục công việc của Hội nghị liên lạc với giới văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước, lập một số tiểu ban văn hóa, tìm đường lối sáng tác và chuẩn bị hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 khi tình hình ổn định.

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai diễn ra trong các ngày từ 16 đến 20 tháng 7 năm 1948 tại Việt Bắc, với hơn 200 đại biểu về tham dự. Tại Hội nghị, Trường Chinh đã đọc bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Hội văn hóa Việt Nam và bầu Hồ Chí Minh làm hội trưởng danh dự. Ban chấp hành gồm có:

  • Các đại biểu khoa học tự nhiên: Trần Đại Nghĩa, Phạm Đình Ái, Đặng Phúc Thông, Tôn Thất Tùng.
  • Các đại biểu khoa học xã hội: Nguyễn Khánh Toàn, Trần Công Tường, Trần Văn Giáp.
  • Đại biểu giáo dục: Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Công Mỹ, Phan Thiều, Thục Vinh.
  • Đại biểu văn học: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trần Huy Liệu, Đoàn Phú Tứ, Hoàng Xuân Nhị, Đỗ Đức Dục.
  • Đại biểu các ngành nghệ thuật: Thế Lữ (sân khấu); Tô Ngọc Vân (mỹ thuật); Nguyễn Xuân Khoát (âm nhạc); Nguyễn Cao Luyện (kiến trúc); Văn Cao.

Tại Hội nghị, Ban chấp hành cũng bầu ra Ban thường vụ với Hội trửong Đặng Thai Mai, Tổng thư ký Hoài Thanh, và các ủy viên Ngụy Như Kon Tum, Tô Ngọc Vân, Trần Huy Liệu, Đoàn Phú Tứ, Trần Văn Giáp.

Hội nghị văn nghệ toàn quốc

Hội nghị văn nghệ toàn quốc tổ chức trong các ngày từ 23 đến 25 tháng 7 năm 1948 tại Việt Bắc, với hơn 80 văn nghệ sĩ đại biểu của các ngành văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật về dự. Hội nghị đánh giá về tình hình hoạt động văn nghệ mấy năm đầu kháng chiến chống Pháp, thống nhất ba phương châm Dân tộc, Khoa học, Đại chúng là phương hướng hành động của giới văn nghệ toàn quốc.

Hội nghị chính thức thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, và bầu ra Ban chấp hành của Hội gồm có:

  • Tổng thư ký: Nguyễn Tuân
  • Phó tổng thư ký: Tố Hữu
  • Ủy viên kinh tế: Võ Đức Diên
  • Ủy viên quân sự: Ngô Quang Châu
  • Ủy viên tổ chức và kiểm tra: Xuân Diệu

Ngoài ra còn có đại biểu các ngành Trần Văn Cẩn (mỹ thuật); Thế Lữ (sân khấu); Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước (âm nhạc), và đại biểu các khu: Ngô Tất Tố (khu 1), Lê Hữu Kiều (khu 3); Lưu Trọng Lư (khu 4), Tạ Mỹ Duật (khu 10), Đỗ Cung (Nam Trung Bộ); Hoàng Xuân Nhị, Huỳnh Văn Gấm (Nam Bộ).

Cũng trong Hội nghị này Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam và Đoàn Sân khấu Việt Nam được thành lập.

Hội nghị văn nghệ bộ đội[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị văn nghệ bộ đội tổ chức từ 9 đến 14 tháng 9 năm 1949 tại Việt Bắc. Đến dự Hội nghị bên cạnh các cây bút trong quân đội còn có các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp khác. Hội nghị tập trung vào vấn đề văn nghệ phục vụ bộ đội, phục vụ chiến đấu và phát triển phong trào văn nghệ trong bộ đội. Kết thúc Hội nghị, Tố Hữu và Thế Lữ chính thức gia nhập bộ đội, mở đầu cho phong trào văn nghệ sĩ đầu quân.

Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị tổ chức trong các ngày từ 25 đến 28 tháng 9 năm 1949 nhằm mục đích tranh luận cho sáng tỏ các vấn đề đang xảy ra trong văn nghệ đương thời, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các chuyến đi thực tế, chuẩn bị cho văn nghệ sĩ thực hiện những nhiệm vụ mới của kháng chiến. Điều hành hội nghị lần lượt là Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung. Hội nghị họp 11 phiên trong vòng 4 ngày. Tại phiên khai mạc, Tố Hữu đọc bản thuyết trình Văn nghệ dân chủ mới nêu lên ba tính chất dân tộc, đại chúng, khoa học của nền văn nghệ bấy giờ, đồng thời đề ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ.

Trong các phiên họp tiếp theo hội nghị tranh luận về các vấn đề như cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt, các chuyến đi thực tế, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, phê bình văn nghệ; các quan điểm về âm nhạc, nhận xét các tập Đường vui (Nguyễn Tuân) và Thơ văn bộ đội; bàn về nhiếp ảnh và hội họa; Phê bình thơ Nguyễn Đình Thi, phê bình độc tấu của Thanh Tịnh v.v. Tuy nhiên, "thiếu sót của hội nghị là chỉ biết nhằm những nhược điểm của phong trào văn nghệ nhân dân mà thảo luận, do đó hội nghị chưa có tính chất chung của phong trào văn nghệ cả nước"[18].

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng trong giai đoạn 1945 – 1954 dưới đây tóm tắt từ phần Phụ lục, trong cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn học (Việt Nam) thực hiện.[19].

Giải thưởng văn nghệ 1951-1952[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 được trao cho các tác phẩm truyện và ký sự, thơ, kịch, các tác phẩm dịch.

  • Truyện và ký sự
    • Giải ngoại hạng: toàn bộ Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua do các nhà văn viết lại theo các bản tự thuật của các chiến sĩ trong Đại hội thi đua toàn quốc 1952.
    • Giải nhất: tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm.
    • Giải nhì: gồm 2 giải trao cho ký sự Trận Thanh Hương của Nguyễn Khắc Thứ; và tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi.
    • Giải ba: gồm 2 giải trao cho truyện ngắn Con đường sống của Minh Lộc; và ký sự Chiến thắng Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng.
    • Giải khuyến khích: gồm 3 giải cho các tác phẩm truyện ngắn Đánh trận giặc lúa của Bùi Hiển; truyện Xây dựng của Nguyễn Khải; truyện Ông Cốc của Nguyễn Khắc Mẫn.
  • Thơ
    • Giải nhất: toàn bộ các tác phẩm thơ ca kháng chiến của Tú Mỡ.
    • Giải nhì: tập thơ của Nông Quốc Chấn.
    • Giải ba: tập thơ của Bàn Tài Đoàn
    • Giải khuyến khích: trao ba giải cho Hai Tộ hò khoan của Trần Hữu Thung, các bài độc tấu của Thanh Tịnh; Từ đêm mười chín của Khương Hữu Dụng
  • Kịch
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: trao hai giải cho kịch ngắn Chị Bắc giác ngộ của Nguyễn Khắc Dực và kịch 3 hồi Bão chuyển của Vũ Lăng.
    • Giải khuyến khích: trao 2 giải cho Tin chiến thắng Nghĩa Lộ của Đoàn văn công Nha tuyên truyền và văn nghệ; và chèo 10 cảnh Quách Thị Tước của Ngô Tất Tố.
  • Dịch thuật
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: 2 giải trao cho: toàn bộ các bản dịch về kịch của Thế Lữ, hai bản dịch Trời hửng và Trước lửa chiến đấu của Ngô Tất Tố.

Giải thưởng văn nghệ 1954-1955[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng văn nghệ 1954-1955 do Hội Văn nghệ Việt Nam đề ra cho năm 1954 nhưng do hoàn cảnh hòa bình nên gia hạn thêm đến đầu năm 1955. Số tác phẩm gửi đến ban tổ chức gồm 362 tập thơ, 108 truyện ký, 65 kịch bản, 56 bản dịch. Ban giám khảo đã làm việc từ tháng 12 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956. Ngoài những tác phẩm được vào chung khảo, còn chọn thêm một số tác phẩm mới đã in hoặc chưa in trong năm 1955 có tác dụng phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

  • Thơ
    • Giải nhất: tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
    • Giải nhì: ba giải trao cho: 2 tập thơ Đồng tháng Tám và Dặn con của Trần Hữu Thung; tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu, tập thơ Nụ cười chính nghĩa của Tú Mỡ
    • Giải ba: trao 1 giải cho Thơ chiến sĩ của Hồ Khải Đại.
    • Giải khuyến khích: trao 4 giải: Thơ, ca dao về Nam Bộ kháng chiến của Nguyễn Hiêm; truyện thơ Chú Hai Neo của Nguyễn Hải Trừng; ca dao Chiếc vai cày của Việt Dung; tập thơ Anh Ba Thắng của Việt Ánh.
  • Truyện
    • Giải nhất: trao hai giải cho: tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
    • Giải nhì: 2 giải trao cho: Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng; tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng.
    • Giải ba: trao một giải cho tác phẩm Cái lu của Trần Kim Trắc.
    • Giải khuyến khích: ba giải: Đồng quê hoa nở của Hoàng Trung Nho; Gặp gỡ của Bùi Hiển; Cá bống mú của Đoàn Giỏi.
  • Ký sự
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: 2 giải: Lên công trường của Hồng Hà, và Nam Bộ mến yêu của Hoài Thanh.
    • Giải khuyến khích: 3 giải: Đường lên Châu Thuận của Quang Dũng; Trại di cư Pagốt Hải Phòng của Sao Mai và Lòng mẹ của Bích Thuận.
  • Kịch
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: trao một giải cho tác phẩm Lửa cháy lên rồi của Phan Vũ.
    • Giải ba: 5 giải trao cho 5 kịch bản: Mở Nông Giang của Nguyễn Khắc Dực; Chị Hòa của Học Phi; Lòng dân của Nguyễn Văn Xe; Ánh sáng Hà Nội của Hoàng Tích Linh; Việt ơi! của Bửu Tiến.
    • Giải khuyến khích: 3 giải: Chiến đấu trong lòng địch của Lộng Chương; Hai thái độ của Bàng Sĩ Nguyên; Cai Tô của Nguyễn Văn Thương.
  • Dịch thuật văn học
    • Giải nhất: không có
    • giải nhì: 4 giải trao cho 4 dịch phẩm Chiến sĩ chân chính Đổng Tồn Thụy do Lê Văn Cơ dịch; Chiến sĩ và Tổ quốc do Đào Vũ dịch; Chuyện vè Lý Hữu Tài do Đào Vũ dịch; và Lưu Hồ Lan do Phan Sinh dịch.
    • Giải ba: Bản thoại Lý Hữu Tài do Xích Liên dịch; Vichia Mêlêép do Hiệu đoàn Sư phạm trung cấp dịch; Vương Quý và Lý Hương Hương do Hoàng Trung Thông dịch.

Tác giả

Giải thưởng văn nghệ Cửu Long Giang còn trao giải cho tác giả theo hai thứ hạng: ưu hạng về công lao đối với kháng chiến và văn nghệ; và hạng đặc biệt về công lao đối với kháng chiến và văn nghệ.

  • Ưu hạng: trao ba giải cho: Việt Ánh (thi sĩ, bị bệnh hiểm nghèo mà không chịu rời cơ quan công tác, đã sáng tác gần 40 tập thơ về địch vận, ngụy vận); Huỳnh Văn Gấm (họa sĩ, phụ trách công việc đặc biệt cần thiết cho kháng chiến 4 năm và có công trong việc hướng dẫn nền hội họa đại chúng); Xích Liên (nhà văn, tuy tuổi già và bệnh tật vẫn dịch nhiều tác phẩm của Liên Xô, Trung Hoa cho bộ đội đọc).
  • Hạng đặc biệt: trao 2 giải cho Nguyễn Cao Thương (họa sĩ, thương binh, có công đào tạo trên 300 cán bộ hội họa phục vụ kháng chiến); Nguyễn Ngọc Bạch (góp phần lớn trong việc xây dựng nền nhạc Việt Nam ở Nam Bộ và tận tụy với đoàn kịch lưu động).

Giải thưởng văn nghệ Cửu Long Giang (Nam Bộ 1951-1952)

Trao giải nhất về văn cho tác phẩm truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung của Phạm Anh Tài và giải nhất về thơ cho tập thơ Anh Ba Thắng của Việt Ánh.

Một số tác giả và tác phẩm

Tố Hữu

  • Tập thơ Việt Bắc (1954) gồm 20 bài thơ chủ viết về những vùng quê, những con người trong chiến tranh với Pháp, ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tập thơ đã được tặng Giải Nhất trong Giải thưởng Văn nghệ 1954 – 1955. Năm 1955 đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và có lúc đến mức căng thẳng về tập thơ này giữa hai phía ca ngợi và đánh giá thấp. Trong tập có nhiều bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu như Việt BắcBầm ơi!LượmSáng tháng NămTa đi tớiHoan hô chiến sĩ Điện Biên
  • Ngoài ra, trong giai đoạn này, Tố Hữu còn có một số bài thơ khác trong đó có bài ca ngợi Iosif Stalin ''Đời đời nhớ ông''.

Tố Hữu được nhà phê bình Trần Đình Sử đánh giá là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam.

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút [20] trong giai đoạn này đã tiếp tục thể loại sở trường của mình. Từ Chùa Đàn (1946) đến Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) có thể thấy sự chuyển hướng đề tài gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng vẫn mang đậm phong cách rất riêng của ông với sự tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện. Bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Đường vui" và Tình chiến dịch là hai thiên tùy bút đặc sắc nhất của ông trong kháng chiến chống Pháp.

Trần Đăng

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (ông mất tháng 11 năm 1949 khi vừa mới qua tuổi 28), Trần Đăng đã kịp để lại một số truyện và ký, trong đó phải kể đến Một lần tới Thủ đô (1946), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1950).

18 tháng 11 2019

Chữ : Cúc

Hok tốt

TL :

Là chữ Cúc

- Bỏ đầu : Úc

- Bỏ đuôi : Cú

- Bỏ cà đầu và đuôi : Ú

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

18 tháng 11 2019

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đay tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.

Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bong và không bám bụi đất nữa. Với tôi ,mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả.

Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghỉ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì. Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là : “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.

Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi , để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng:” Đối với mẹ, niềm hành phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.

18 tháng 11 2019

Tham khảo :

Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đó sẽ trở thành sự thật.​

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào."

Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.


Mẹ là người yêu thương em vô điều kiện

Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.​

Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Cảm ơn trời vì con có một người mẹ như mẹ. Con yêu mẹ rất nhiều!

~Std well~

#Mina

18 tháng 11 2019

Kiểu đi" có 1-0-2 của nhện khiến chúng không bao giờ sa bẫy

Theo các chuyên gia, nếu quan sát một cá thể nhện đi qua lưới tơ, bạn sẽ thấy nó luôn cẩn trọng với chính bước đi trên "sản phẩm" của mình. 

Nếu đã từng vô tình sờ vào mạng nhện, bạn sẽ biết mạng nhện có chất dính kỳ lạ. Và đôi khi, bạn phát hiện thấy có 1 vài sinh vật kỳ lạ như sâu, bướm... mắc phải mạng nhện và tử nạn nơi đó.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, vì sao mạng nhện mỏng mảnh đến vậy mà nhện lại không bị mắc ở đó?

GIF.

Những tưởng sợi tơ nhện nào cũng dính như cảm nhận của ta khi chạm vào chúng nhưng sự thật là không phải tất cả tơ nhện đều dính đâu.

Chỉ có các sợi xoắn ốc mới mang chất kết dính, còn sợi tơ xung quanh trung tâm màng tơ thì lại không hề bị dính. 

Vì vậy, loài nhện có thể sử dụng các sợi tơ này như con đường để đi xung quanh màng tơ mà không lo bị mắc kẹt trong đó.

"Kiểu đi" có 1-0-2 của nhện khiến chúng không bao giờ sa bẫy

Theo các chuyên gia, nếu quan sát một cá thể nhện đi qua lưới tơ, bạn sẽ thấy nó luôn cẩn trọng với chính bước đi trên "sản phẩm" của mình. 

Nhện giăng tơ bắt mồi nhưng chúng có bao giờ bị mắc kẹt trong chiếc bẫy của chính mình? - Ảnh 2.

Nhện luôn đi rất khẽ bằng đầu ngón chân của chúng

Zoom kĩ hơn 1 chút, bạn sẽ thấy chỉ có đầu của mỗi ngón chân nhện nhón trên sợi tơ mà thôi. Điều này giúp giảm thiểu phần nào nguy cơ khiến nhện trở thành nạn nhân trong chính chiếc bẫy của mình.

Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế rất quan trọng. Không những thế, khi đi qua "mạng lưới tơ", nhện dù cẩn thận thế nào thì chân của chúng vẫn bị dính chất dính được tạo ra từ sợi tơ

Vì vậy, loài nhện luôn "chải chuốt" cho bản thân rất kĩ. Chúng ngậm từng ngón chân vào miệng để kéo tất cả những sợi tơ bị dính, những mảnh vụn để chắc chắn rằng cơ thể không có chất dính nào. Như thế, nhện sẽ không bao giờ bị mắc vào tấm lưới của mình.

TL :

- Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách dễ dàng. Thứ ba, các sợi lông ở trên chân loài nhện được bao phủ bởi một lớp hóa chất đặc biệt để lớp dính trên lưới không bị bám vào.

Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.

Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo... nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.

Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.

Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.

Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. "Ở hiền gặp lành" câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.

18 tháng 11 2019

Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.

18 tháng 11 2019

ko cần phải thật nghĩa là ko đúng gia đình mik

chứ có j đâu ngại viết lắm

18 tháng 11 2019

de minh nghi

20 tháng 11 2019

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


 

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

 
 

Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

18 tháng 11 2019

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

   + Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

   + Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

    + Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

    + Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

   + Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

    + Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.