K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lê Đình Cẩn, Ngô Đức Kế vận động Duy tân ở Trung Kì.

- Về hoạt động kinh tế, Phan Châu Trinh hết sức chú ý đến việc cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Tại Quảng Nam đã xuất hiện các hiệu buôn, ngoài lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề thủ công, làm vườn. ngay tại quê Phan Châu Trinh đã thành lập  “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, dệt vải may quần áo...

- Việc mở trường theo kiểu mới cũng được chú ý đặc biệt để nâng cao dân trí. Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, mời thầy về dạy chữ Quốc Ngữ, dạy các môn học mới

- Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách ăn mặc và cải cách lối sống. Những thói mê tín, di đoan, những thủ tục phong kiến cũng bị lên án mạnh. Phong trào còn sôi động hơn khi phái Duy tân mở cuộc vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng... theo lối sống mới.

23 tháng 2 2016

- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập Duy tân hội, hội tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập trong các trường  ở Nhật Bản. Họ được học tập về khoa học cơ bản, kĩ thuật quân sự tiên tiến.

- Đầu năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là : “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An-be Xa-Rô Việt Nam Quang phục hội cũng đạt  được một số kết quả, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.

- Thực dân Pháp nhân đó tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở Quảng Đông (Trung Quốc). Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

23 tháng 2 2016

D. nhà cầm quyền Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bội Châu).

 

 

22 tháng 3 2016

Đ

23 tháng 2 2016

3 . Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

23 tháng 2 2016

- Bối cảnh trong nước:

+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam  có nhiều thay đổi: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến. Các giai cấp tầng lớp mới ra đời : công nhân, tư sản, trí thức tiểu tư sản với những ý nghĩ và cách làm mới.

+ Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

- Đúng lúc đó, các Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta và được họ tiếp nhận nồng nhiệt. Bên cạnh đó, những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh và thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mởi ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh những nhân vật tiêu biểu nhất. thấp và những người làm nghề tự do,...

23 tháng 2 2016

- Các giai cấp cũ có những chuyển biến:

+ Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến.

- Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới hình thành:

+ Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX) ngày càng công đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy..., bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.

+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do,...

23 tháng 2 2016

- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa của P.Đu-me, tập trung đầu tư vào một số ngành kinh tế khai thác mỏ... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp đầu tiên phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời.

- Đặc biệt, Pháp chú ý đến việc xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm phục vụ mục đích quân sự.

- Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cầu lớn quan trọng được xây dựng, như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Trường Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)...

- Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Các luồng hàng từ Anh, Nhật, Trung Hoa... vào Việt Nam rất khó khăn vì hàng rào thuế quan.

- Tư bản thương mại người Pháp nắm mọi quyền lợi buôn bán trong và ngoài nước.

- Tuy thực dân pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng từng bước được du nhập vào Việt Nam. 

23 tháng 2 2016

B. giai cấp nông dân.

23 tháng 2 2016

       D. địa chủ phong kiến và nông dân

23 tháng 2 2016

C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

13 tháng 12 2022

C