K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) , Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi người dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) ,
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong
đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm
hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai,
dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương
ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong
muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm.
Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm,
bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu
mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình. Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng
khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự
trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương
thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng,
tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh
vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong
não chúng ta.

(Trích nguồn Internet)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.(0,75 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu : “Chúng ta nên “gieo”
nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý
thức mãnh liệt trong não chúng ta”.(0,75 điểm)
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.(1,0 điểm)

II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về
quan niệm nêu ra trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác
trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá
hỏng danh dự của mình.”

Câu 2(5,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác
phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

0
20 tháng 4 2020

Đại dịch Covid-19 đang là vấn nạn đối với rất nhiều quốc gia và vũng lãnh thổ. Người nhiễm và số người tử vong tăng lên một cách chóng mặt. Ta không thể nào tưởng tượng được có những " thành phố ma", "khu chợ ma"....Chúng ta chưa thấy được sự nguy hiểm của đại dịch này, đó là một sai lầm. Có người thì thở ơ, có người thì hoang mang, có kẻ lại lợi dụng đó mà trục lợi. Đô là một sự thật rất đau lòng với chúng ta. Đại dịch không chừng một ai, dù họ là ai, làm công việc gì? Nhưng không vì đó mà chúng ta không nhìn ra còn rất nhiều những tấm lòng nhân ái hướng tới cộng đồng cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Họ không cần làm gì nhiều chỉ là phát miễn phí khẩu trang cho người dân, hay chuẩn bị những bữa ản cho những người đang làm nhiệm vụ ở khu cách ly. Gần đây nhất chính là chính phủ kêu gọi ủng hộ để chống lại dịch bệnh đã có rất nhiều manh thường quân và người dân gửi ủng hộ. Có thể thấy nhân dân ta đang rất đồng lòng, đồng sức để đẩy lùi đại dịch này. Chống dịch cũng như chống giặc vậy, còn nhớ lời của Bác Hồ " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích ( bài hát) sau và trả lời các câu hỏi : (1) .Đại dịch Corona đang truyền vào trong nước ta Đánh giặc Corona vì cuộc sống cho muôn nhà Không đến nơi đông người để dịch bệnh dễ lan ra Nghi nhiễm cần kịp thời mau đi khám, cách ly xa. Điệp khúc: Đánh giặc Corona. Đoàn kết toàn dân ta Đánh giặc Corona. Từ trẻ đến người già Đánh giặc Corona. Ngành Y là xung...
Đọc tiếp
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích ( bài hát) sau và trả lời các câu hỏi : (1) .Đại dịch Corona đang truyền vào trong nước ta Đánh giặc Corona vì cuộc sống cho muôn nhà Không đến nơi đông người để dịch bệnh dễ lan ra Nghi nhiễm cần kịp thời mau đi khám, cách ly xa. Điệp khúc: Đánh giặc Corona. Đoàn kết toàn dân ta Đánh giặc Corona. Từ trẻ đến người già Đánh giặc Corona. Ngành Y là xung kích Thề quyết thắng đại dịch. Hòa chung một bài ca. ( 2).Mọi người khi đi ra nên đề phòng cho chính ta Nhớ khẩu trang ta mang vì lợi ích ta an toàn Nên nhớ khi đi về là cần rửa kỹ đôi tay Ai cũng vì cộng đồng, không lây nhiễm Corona... (Trích: Đánh giặc corona - Lê Thống Nhất ) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một phép tu từ trong đoạn điệp khúc ? Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên?(viết một đoạn văn 5- 7 câu) II. PHẦN LÀM VĂN Trước đại dịch virus nCoV đang diễn ra trên toàn thế giới , chúng ta cần làm gì để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh? Hãy bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của anh/ chị bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
0
giup e vs a: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: “Con à , cha mong rằng con sẽ mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng. Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con trở thành anh hùng, mà chỉ hi vọng sau này lớn lên...
Đọc tiếp

giup e vs a:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Con à , cha mong rằng con sẽ mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng.

Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con trở thành anh hùng, mà chỉ hi vọng sau này lớn lên con sẽ trở thành một người có phẩm chất chính trực, tốt đẹp.

Khi con dần lớn lên, cha mẹ cho con tiếp xúc với thơ ca, hội họa, âm nhạc vì mong rằng tâm hồn con trở nên hướng thiện và sẽ theo con đi tới suốt đời.

Ngay cả khi đối diện với sự lạnh giá khắc nghiệt nhất, cha mong con cũng sẽ không quên hương thơm của hoa hồng. Nền tảng đó giúp con người trở nên xuất chúng con à.

Trong cuộc đời nhiều khó khăn này, con sẽ gặp nhiều người trí thức và quân tử, con sẽ chiêm nghiệm thấy nhiều điều kì diệu mà người khác không thể cảm nhận được. Những lựa chọn bình thường sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.

Đừng vì những lợi ích nhỏ nhặt mà đánh mất lí tưởng con nhé, cũng đừng vì trào lưu nào đó mà thay đổi niềm tin. Thế giới vật chất bên ngoài quá phức tạp, con phải học cách từ chối những cám dỗ của danh vọng tiền tài.

Lí tưởng không phải là món đồ có giá trị tiền bạc và thường không thể mang lại cho con niềm vui trần tục. Vậy nên mong con đừng bị ảnh hưởng bởi những thói đời hư danh và hãy học cách khác biệt với người khác.”

(Trích lá thư của thi sĩ Dư QuangTrung viết cho con gái)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1 điểm)

2. Nội dung chính của đoạn trích là gì? (1,5 điểm)

3. Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả “Những lựa chọn bình thường sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.” (1,5 điểm)

Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của lí tưởng đối với con người, nhất là giới trẻ. (2 điểm)

0
Đọc đoạn văn sau : “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau :

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

Dựa vào những kiến thức của anh, (chị) về tác phẩm Chữ người tử tù và đoạn văn trên, Anh, chị hãy làm rõ ý kiến của tác giả về nhân vật viên quản ngục“là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Liên hệ với hoàn cảnh sống của bản thân?

1
15 tháng 3 2020

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, là đỉnh cao trong nghệ thuật khắc hoạ cái đẹp của Nguyễn Tuân. Dù là trong hoàn cảnh tăm tối nhất của cuộc đời, là cảnh ngục tù chết chóc thì cũng chẳng thể nào vùi lấp được vẻ đẹp tuyệt mỹ trong tâm hồn con người. Cảnh cho chữ là chi tiết truyện xuất sắc góp phần to lớn tạo nên giá trị nhân văn cho toàn bộ tác phẩm. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý bất diệt: Cái đẹp luôn trường tồn, thắng thế trước nghịch cảnh éo le của cuộc đời.

Nguyễn Tuân - nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã làm lay động trái tim người đọc bằng những sáng tác của mình. Nhà văn luôn đặt con người dưới góc nhìn nghệ sĩ, nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hoá, thẩm mỹ. Chữ người tử tù nằm trong tập truyện Vang bóng một thời, đây là một sáng tác được đánh giá hay nhất, tuyệt vời nhất và có giá trị nhân văn sâu sắc nhất của cả tập truyện. Tác phẩm là câu chuyện kể về những ngày cuối đời của người anh hùng Huấn Cao, trong cảnh ngục tù tăm tối cái đẹp vẫn hiện hữu và toả sáng hơn bao giờ hết. Có thể nói tác phẩm thành công là nhờ tài năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Tuân, thế những để đẩy cảm xúc truyện lên cao trào, đạt đến độ hoàn mỹ của một thiên truyện thì phải nhắc đến cảnh cho chữ “có một không hai” đầy bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc.

Thuở xưa, chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thoả sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Người ngắm nhâm nhi một tách trà nóng cùng nhau trò truyện ngâm thơ, đối chữ. Ấy vậy mà trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Vào một đêm khuya vắng lặng tại trại giam tỉnh Sơn chỉ còn tiếng gõ mõ vọng canh, đây là một khoảng thời gian buồn tẻ nhất trong một ngày dài, tất cả vạn vật dường như đã chìm sâu vào im lặng nhường chỗ cho bóng tối thống trị, chỉ còn tiếng gõ mõ đều đều trong canh dài, không một bóng người lai vãng. Khung cảnh nhà giam hiện lên tù túng, chật hẹp, mệt mỏi với từng tiếng thở dài oán thán “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tác giả miêu tả thật sinh động, chân thực hoàn cảnh éo le của người anh hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, văn võ uyên bác giờ đây phải giam mình trong nhà tù tăm tối, đấy là nơi chôn vùi cuộc đời chẳng phải nơi mà con người có thể sinh sống. Thế nhưng chính tại nơi tầm thường, hạ đẳng ấy lại xảy ra một sự việc thật trọng đại, làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.

Một không gian tối tăm quanh năm không thấy ánh mặt trời, dù là ngày hay đêm đều nhuốm màu bóng tối thì giờ đây có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Buồng giam ngập tràn “khói toả như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”. Dường như họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. Sự đối lập giữa tư thế và vị thế của người cho chữ - Huấn Cao và người nhận chữ - viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ thật sinh động, “một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm vải lụa trắng tinh, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Có lẽ đứng trước cái đẹp trái tim con người bỗng rung động, như có thứ gì đó bóp nghẹt lại, không ai nói với nhau lời nào nhưng đủ để cảm nhận niềm hạnh phúc đang tuôn trào trong lồng ngực. Từ một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” giờ đây phải cúi đầu trước vẻ đẹp tài hoa, trước người tử tù có tấm lòng thiên lương. Có tiếng “thở dài, buồn bã” của Huấn Cao khi những nét chữ cuối cùng đã viết xong, ông nói giọng đĩnh đạc: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.” Tấm lòng nhân hậu của Huấn Cao đã thức tỉnh, cứu rỗi tâm hồn của những người lương thiện nhưng lạc vào con đường tha hoá, rối ren. Viên quản ngục cảm động, vái người tử tù một vái “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” những giọt nước mắt lăn dài trên má như lời kính trọng sâu sắc dành cho vị anh hùng Huấn Cao.

Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, nó không đơn độc mà mang một sức mạnh vô hình “nhân đạo hoá” cái ác, cái xấu xa đi vào con đường chân chính, tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân, ông luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông có kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng vô cùng độc đáo. Nguyễn Tuân vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối chọi gay gắt, một bên là khung cảnh tăm tối ngục tù, một bên là ánh sáng chói loá của nét đẹp hoàn mỹ.

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Cảnh lạ lùng, hiếm có, khiến ta sửng sốt bội phần thế nhưng nhờ chi tiết truyện này hình ảnh cái đẹp hiện lên thật diệu kỳ, thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu của tác giả trước nét thanh cao của nghệ thuật tuyệt mỹ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

1. Chuyện gì xảy ra, vào lúc nào, ở đâu?

2 . Tác giả sử dụng hình thức nghệ thuật gì?

3. Chủ đề của đoạn văn là gì?

4. Điểm chung giữa hai nhân vật Viên quản ngục và Huấn Cao là gì?.

5. Đoạn văn trên làm nổi bật những phẩm chất nào của nhân vật Huấn Cao ?

6. Chi tiết: “ Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”có ý nghĩa gì?

0
14 tháng 3 2020

Gợi ý : Bài thơ " Từ ấy "

Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp và hoài bão lớn lao mà con người phấn đấu để hướng tới. Lí tưởng sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng đốì với mỗi người, đặc biệt là thanh niên hiện nay. Vì thanh niên là lực lượng quan trọng, là cánh tay đắc lực, là đội hậu vệ tiên phong của Đảng. Thanh niên sống có lí tưởng nghĩa là thanh niên đã xác định được con đường đi đúng đắn cho mình và có ý thức, trách nhiệm đôi với đất nước.

Khi đất nước còn chìm trong đêm dài nô lệ, thì lí tưởng sống cao đẹp nhất của thanh niên là “đấu tranh giải phóng dân tộc”. Điều này lí giải vì sao, suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc có biết bao nhiêu thanh niên đã xả thân vì lí tưởng cao đẹp của đất nước. Người này ngã xuống, người sau lại đứng lên kế tục sự nghiệp cách mạng. Nhưng khi đất nước hoà bình thì lí tưởng cao đẹp nhất của thanh niên lại là xây dựng và bảo vệ đất nước. Muôn xây dựng và bảo vệ đất nước, mỗi thanh niên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt, trau dồi phẩm chất đạo đức, mạnh dạn tiếp thu cái mới, cái tiến bộ; tích cực đâu tranh với cái cũ, cái lạc hậu, cái xấu, cái ác... Có như vậy thanh niên mới có thể hội nhập được với thế giới, kiên định được mục tiêu mà mình đã lựa chọn.

Nhà văn Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” để nhắc nhở mỗi người hãy biết xác định lí tưởng sống cho mình để có cuộc sốhg đúng với ý nghĩa của nó. Có lí tưởng sống cao đẹp, mỗi người, đặc biệt là thanh niên sẽ có những đóng góp tích cực, có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng.

Tôi đã từng ngưỡng mộ trước nhiều thế hệ thanh niên dám xả thân vì nghĩa lớn. Tôi cũng đã từng ngưỡng mộ trước nhiều thanh niên tài năng vắt trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cũng đã từng ngưỡng mộ trước những thanh niên dù có sô' phận bất hạnh nhưng vẫn sống vì lí tưởng cao đẹp như anh Nguyễn Ngọc Sơn, tác giả cuốn nhật kí Xin đừng khóc nữa mẹ ơi\, hay anh Nguyễn Công Hùng dù tàn tật nhưng vẫn đi lên bằng tài năng, trí óc của mình... Vậy lí tưởng sống có vai trò như thế nào đối với thanh niên, với những người còn thiêu kiên định?

Lí tưởng sống không chỉ giúp thanh niên hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình đôì với đất nước mà còn định hướng con đường đi cho thanh niên. Khi xác định được lí tưởng sống đẹp, bạn sẽ dám chinh phục những đỉnh cao phía trước, đẩy lùi được con người bé nhỏ của mình, chiến thắng sự tầm thường để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Đại đa số thanh niên hiện nay, nhờ sự giáo dục tốt, từ gia đình, nhà trường và xã hội đã xác định được lí tưởng cho riêng mình. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ thanh niên vẫn chưa biết thế nào là lí tưởng sống, chưa tìm cho mình con đường đi đúng đắn trong tương lai. Họ sống buông thả, sống ăn chơi, đua đòi, không lo học hành nên rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Họ cần được sự quan tâm hơn của gia đình và xã hội, giúp họ có những định hướng tốt cho tương lai.

Hơn ai hết, là những thanh niên thế hệ Bác Hồ. chúng ta phải xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống cao đẹp. Bởi “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì lớn lao nếu mục đích của anh tầm thường” (Đi-đơ-rô).

Tóm lại, qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ta không chỉ hiểu được niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của người thanh niên yêu nước khi được lí tưởng cách mạng soi đường mà từ bài thơ ta có cái nhìn đúng đắn hơn về lí tưởng của thanh niên hiện nay. Trên cơ sở đó mỗi người chúng ta sẽ biết xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp nhất, phấn đấu để thực hiện được lí tưởng mà mình đã lựa chọn.

15 tháng 3 2020

Gợi ý

- Lý tưởng là gì?

  • là có mục đích cao đẹp
  • là cái mà ta muốn thực hiện trong tương lai
  • là mục đích phấn đấu, mục đích muốn hướng đến trong cuộc sống.

- Vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng?

  • Có lí tưởng sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
  • Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Lý tưởng thể hiện qua bài Từ ấy:

  • Sự giác ngộ lí tưởng Đảng của chàng thanh niên (hai câu đầu)
  • Những cảm xúc khát khao mãnh liệt của người thanh niên sau khi giác ngộ lí tưởng (hai câu tiếp)

- Lí tưởng sống mà người thanh niên hướng tới:

  • Sống vì cộng đồng, sống chan hòa, đoàn kết, yêu thương (khổ 2)
  • Không phân biệt giai cấp, sống yêu thương đồng bào như máu thịt (khổ 3)

- Liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay