K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2019

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

24 tháng 11 2019

vào khách sạn 5 sao đi nhé

1.a,  Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau :Một chú khỉ con khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy ...... đi qua, ......... nhe răng khẹc khẹc, ngó ....... rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo .......... hỏi giùm tại sao ông ta không mối dây xích cổ ra để ........ được tự do đi chơi như..........b, Đặt câu có dùng...
Đọc tiếp

1.a,  Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

Một chú khỉ con khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy ...... đi qua, ......... nhe răng khẹc khẹc, ngó ....... rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo .......... hỏi giùm tại sao ông ta không mối dây xích cổ ra để ........ được tự do đi chơi như..........

b, Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô ( nhớ gạch dưới đại từ đó )

M : - Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

( 1 ) Nói với người vai trên : .............................................................................................................

( 2 ) Nói với ngừi vai dưới : ......................................................................................................................

2
25 tháng 11 2019

Thấy tôi đi qua, nó nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi giùm tạ sao ông ta không nối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi.

- Nói với người vai trên: Thưa bác, bác có thể cho cháu gặp bạn An được không ạ?

- Nói với người vai dưới: Em ơi, chị An có nhà không vậy?

21 tháng 9 2021

Một chút khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại, chờn vờn trên đống bí ngô.

Thấy tôi đi qua,  nhe rang khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi giùm tại sao ông ta không thả mối dây xích cổ ra để  được tự do đi chơi như tôi

24 tháng 11 2019

A) Bố mẹ A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con cái.

B) Em sẽ khuyên ngăn bn A không lên làm những việc đó bạn sẽ vi phạm vào nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ và bà. Bạn sẽ không có 1 tương lai cho riêng mình, 1 người vô dụng, 1 kẻ người ta khinh thường. Nếu đến ngày xét xử nếu bạn được giảm năm tù, e sẽ cố khuyên nhủ bạn cải tạo. Bn còn 1 tương lai phía trước, bao hoài bão, và ước mơ còn đang chờ bạn.

24 tháng 11 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Thông Minh cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 35.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho thầy Hiệu trưởng. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi thầy Hiệu trưởng đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

24 tháng 11 2019

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì xa xôi em chưa một lần về chơi quê nội. Hè lớp ba vừa rồi em theo bố về thăm nội, và đó là lần đầu tiên em nhìn thấy một con ngựa kéo xe.

Chiếc xe thổ mộ cũ kĩ càng làm nổi bật hình ảnh con ngựa xinh đẹp, dáng vẻ rất cường tráng. Con ngựa cao hơn một mét khoác một bộ lông màu nâu bóng mượt. Thân hình nó thon lằn chắc nịch. Bờm nó dài được chải thắng cắt tỉa cẩn thận. Đầu ngựa dài, hai lai to, dựng đứng. Hai lỗ mũi ươn ướt phập phồng. Ngực nó nở nang, bốn chân cao to mang móng sắt. Người ta xỏ dây thừng vào mũi ngựa để làm dây cương và choàng qua vai nó cái ách gỗ của cỗ xe thổ mộ. Đứng tại ngã ba đường, chủ xe và chú ngựa kiên nhẫn đón khách. Chú ngựa được cho ăn cỏ và uống nước pha với đường đen trong cái xô luôn luôn móc theo xe. Chú ngựa uống nước trong xô đuôi không ngừng ve vẩy hết sang phái lại sang trái. Chiếc xe chỉ có dăm chỗ ngồi. Khi bố con em ngồi vào chỗ, bác xe ngựa ra roi cho ngựa chạy. Chú ngựa chạy đều đều khá nhanh còn bác chủ xe khề khà nói chuyện. Chú ngựa gõ móng sắt lên mặt đường nghe lộp cộp, lộp cộp làm em nhớ tới bài hát bố dạy em hát khi em còn bé: "Ngựa phi, ngựa phi đường xa…"'

Nuôi ngựa rất có ích vì ở nông thôn ngựa là sức kéo thay cho xe vận tải nhẹ. Vùng núi cao, dốc núi gập ghềnh, ngựa cũng giúp con người đỡ nhọc nhằn chùn chân, mỏi gối. Cho nên dù thời hiện đại xe cộ máy móc không thiếu nhưng người dân nông thôn và miền núi vẫn thích nuôi ngựa.

Ngựa là con vật khỏe mạnh, có nghĩa và trung thành với chủ. Trong chiến tranh, ngựa giúp người chiến đấu chống quân thù. Trong thời hòa bình, ngựa giúp nhân dân ta sản xuất. Hình ảnh chú ngựa và xe thổ mộ thật thanh bình, nên thơ, chân chất, mộc mạc như hương đồng gió nội của quê mẹ ngọt ngào.