K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

2)Xuân diệu là một nhà thơ trữ tình của thơ ca Việt Nam với hồn thơ bay bổng, mang đậm chất xuân, tràn đầy niềm hạnh phúc, tình yêu. Và điều đó cũng được nhà thơ vẽ nên trong bài thơ vội vàng. Tình yêu cuộc sống mãnh liệt, quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của ông, tất cả đã chất chứa nên thơ và đặc biệt là sự nồng nàn cháy bỏng với tình yêu cuộc sống được hiện lên trong đoạn thơ ” của ong bướm này đây tuần tháng mật….. hoài xuân”.Trong đoạn thơ, Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp điệp ngữ ” này đây” đến năm lần, việc liệt kê ở tần số cao giúp cho người đọc cảm nhận được rằng những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến như đang hiện ra trước mắt. Việc liệt kê ấy đã làm cho những hình ảnh thiên nhiên hiện ra hết sức gần gũi và quen thuộc, đồng thời nó còn căng trào dòng nhựa sống, rộn ràng âm thanh, tươi vui ánh sáng, nồng nàn hạnh phúc tình yêu: ong bướm đang độ tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh vang khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi. Thiên nhiên đẹp diệu kì và tất cả đều tươi vui, sống động, nhảy múa với mùa xuân. Cũng chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất đã làm cho Xuân Diệu phát hiện ra một sự mới mẻ và hết sức táo bạo: ” tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự nồng nàn, tình tứ, quyến rủ, đắm say, hạnh phúc. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời được Xuân Diệu nếm từng chút một, khiến những hình ảnh ấy càng trở nên đẹp lạ kì, như đang hiện ra trước mắt người đọc , làm cho cuộc sống luôn rộn ràng, xục sôi , mãnh liệt.Với việc sử dụng nghệ thuật hết sức độc đáo, liệt kê ở tần số cao, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mà đẹp như một thiên đường đã khiến cho tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu càng tha thiết hơn bao giờ hết. hồn thơ đắm say của nhà thơ khiến cho người đọc càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và biết trân trọng từng giây từng phút trong cuộc đời mình, biết tận hưởng tất cả những gì cuộc sống ban tặng vì thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại được.

28 tháng 3 2020

1)

2)s

3)Sơ đồ tư duy Chí Phèo

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5: Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5:
Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu
tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn
chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại
những nghĩa trang trang trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ
Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn
là những ngôi mộ "chưa biết tên". Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm
xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ quên những chiến công phải đổi
bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi, còn gì
cao quý hơn sự hy sinh ấy!
(Trích Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên - Hữu Nghị; dantri.com.vn ngày 04
tháng 05 năm 2014)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?

1
4 tháng 4 2020

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây,

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây...

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)

Câu 1: Nhan đề bài thơ gợi cho em hiểu biết những gì?

Câu 2: Chỉ ra những từ láy có trong văn bản? Việc sử dụng những từ láy đó mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

Câu 4: Dựa vào văn bản em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu cảm nhận về một trong 4 khổ thơ?

0
28 tháng 3 2020

1. Mở bài
- Sơ lược về vị trí và phong cách sáng tác của Tố Hữu.
- Từ ấy và Việt Bắc là hai tác phẩm nổi bật và thành công bậc nhất trong đường thơ của Tố Hữu, được sáng tác vào các giai đoạn khác nhau của cách mạng, thế nên dễ nhận thấy rằng cái tôi trữ tình của Tố Hữu có sự vận động, dịch chuyển rõ ràng trong hai bài thơ, hai giai đoạn lịch sử của đất nước.
2. Thân bài
* Khái quát về cái tôi trữ tình của Tố Hữu
- Cái tôi trữ tình là những cảm nhận mang đậm dấu ấn cá nhân của văn nhân thi sĩ.
- Trong các tác phẩm của Tố Hữu, cái tôi trữ tình chính là cái tôi của người chiến sĩ cách mạng. Càng về sau này, cái tôi trữ tình của Tố Hữu càng thêm sâu sắc, đó không chỉ là cái tôi trữ tình của người chiến sĩ mà là một cái tôi lớn, nhân danh Đảng, nhân danh nhân dân.
* Sự vận động của cái tôi trữ tình thông qua hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm.
- Từ ấy (7/1938), Tố Hữu vừa tròn 18 tuổi đã được vinh dự đứng vào đội ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trong cuộc đời thơ ca cách mạng cũng như sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu => Dừng lại ở hoàn cảnh riêng cá nhân Tố Hữu.
- Việt Bắc (10/1954), chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 7/1954, hiệp ước Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn độc lập, đi vào xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới được bắt đầu. Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc, trở về thủ đô => Hoàn cảnh chung của cả dân tộc.
* Vận động trong nội dung:
- Sự chuyển dịch nằm ở sự hoàn thiện của hồn thơ, đồng thời là sự tiến triển của nền cách mạng dân tộc từ lúc còn non trẻ đến khi đã trưởng thành, mạnh mẽ.
- Bài thơ Từ ấy:
+ Cảm xúc chủ đạo là sự vui sướng, niềm hạnh phúc của một thanh niên vừa được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
+ Giọng thơ tự do bay bổng, bộc lộ nỗi niềm khao khát được hòa mình vào với cuộc đời, với nhân dân được cống hiến cho Tổ quốc.
+ Cái tôi cá nhân trong tác phẩm được thể hiện một cách mạnh mẽ, đầy cảm tính nhưng tràn ngập năng lượng tích cực và cởi mở.
- Bài thơ Việt Bắc:
+ Ta không còn thấy những khát khao, những cảm xúc mạnh mẽ được bộc lộ trực tiếp mà thay vào đó cả nội dung và giọng điệu của bài thơ đều ấm áp, suy tư, thấm đẫm ân tình thủy chung.
+ Cảm xúc chủ đạo là lòng biết ơn sâu sắc, gợi nhắc những ân tình gắn bó keo sơn, thủy chung và sâu sắc đối với con người Việt Bắc.
+ Cái tôi trữ tình đã hòa nhập với cái "ta" chung của dân tộc, lời thơ của Tố Hữu chính là đại diện cho tình cảm của cả một thế hệ cán bộ chiến sĩ từng gắn bó và chiến đấu tại núi rừng Tây Bắc.
* Sự vận động cái tôi trữ tình trong phong cách làm thơ:
- Từ ấy Tố Hữu chọn thể thơ tự do, bay bổng, dễ đem đến cảm xúc mạnh mẽ, thì ở Việt Bắc ông lại sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
=> Sự phát triển, trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu từ khuynh hướng trữ tình chính trị sang khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp với chất liệu nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc, tiến dần đến với nhân dân và gắn bó vô cùng mật thiết với nhân dân.
3. Kết bài
- Cái tôi trữ tình của Tố Hữu có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của phong trào cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
- Từ hồn thơ non trẻ, tự do, bay bổng, cái tôi cá nhân mạnh mẽ, ý thức hướng tới cái chung dần rõ rệt chuyển sang một hồn thơ trưởng thành trong cả phong cách thơ và cảm hứng sáng tác.