K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3

v bn lên mạng nhé :)

giúp mình với ngày mai mình nộp văn rồi :(

Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người. - Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì? + Đồng cảm: Là biết...
Đọc tiếp

Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người. - Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì? + Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. + Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ. - Bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên: Hs có thể nêu ý kiến tán thành, không tán thành hoặc vừa tán thành vừa không tán thành. - Sử dụng lí lẽ, - Nêu bằng chứng. - Kết hợp lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ: Khi tán thành phải chỉ ra được những mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người....) - Mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia: Là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay. + Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. + Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh (dẫn chứng ). - Mặt hạn chế: Nhiều sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay. * Khẳng định lại ý kiến của bản thân. - Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế . - Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.

1
14 tháng 3

Tham khảo

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Cảm ơn nha

=> Cần cù, siêng năng là một đức tính quý báu của con người, là yếu tố quan trọng giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống.
+ Về mặt tích cực:
=> Cần cù, siêng năng giúp con người hoàn thành tốt công việc, học tập. Khi ta chăm chỉ, chịu khó, ta sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
=> Cần cù, siêng năng giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực. Khi ta đối mặt với khó khăn, thử thách, nếu ta có ý chí kiên định, không ngại gian khổ, ta sẽ có thể vượt qua và đạt được mục tiêu của mình.
=> Cần cù, siêng năng giúp con người phát triển bản thân. Khi ta không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, ta sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành một người có ích cho xã hội.
+ Về mặt tiêu cực:
=> Cần cù, siêng năng không đồng nghĩa với làm việc cật lực, không biết nghỉ ngơi. Nếu ta làm việc quá sức, không dành thời gian cho bản thân, ta sẽ dễ mắc các bệnh về sức khỏe và tinh thần.
=> Cần cù, siêng năng cần đi kèm với thông minh, sáng tạo. Nếu ta chỉ biết làm việc chăm chỉ mà không có phương pháp, hiệu quả, ta sẽ không đạt được kết quả cao.
=> Kết luận: Cần cù, siêng năng là một đức tính quý báu mà mỗi người cần rèn luyện. Tuy nhiên, cần cù, siêng năng cần đi kèm với thông minh, sáng tạo và biết cách nghỉ ngơi hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
15 tháng 3

Em có thể tham khảo một số ý sau: 

Tấm bản đồ” sẽ giúp dẫn đường, chỉ lối để chúng ta bước đến đích. Đó có thể là những suy nghĩ, đánh giá của bạn về cuộc sống hay mục tiêu, ước mơ mà bạn muốn đạt được. Nhờ có nó, bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn, kiên trì và nỗ lực học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Như vậy, chúng ta hãy tự trang bị cho bản thân “tấm bản đồ” để có thể vững vàng chinh phục mọi điểm đến.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
13 tháng 3

a. Mục đích

Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.

b. Chuẩn bị

- Người chơi: Trò chơi dân gian nói chung và bịt mắt bắt dê nói riêng thường không giới hạn số lượng người tham gia, tuy nhiên để cuộc vui trọn vẹn và tổ chức có trật tự nhất số lượng nên từ 3 - 15 người. Người tham gia nên đồng trang lứa để thêm công bằng hơn cho trò chơi. 

- Dụng cụ: Như cái tên bịt mắt bắt dê, để tổ chức trò chơi cần trang bị một vài sợi dây đủ dài để “bịt mắt" người đi tìm dê, có thể là vải màu tối chất liệu mềm mỏng hoặc đồ bịt mắt để ngủ, giúp cho mắt thoải mái mà vẫn hạn chế tầm nhìn của người chơi. 

- Địa điểm: Là một trò chơi dân gian mà một trong số những người tham gia sẽ phải bị bịt mắt, do đó bạn cần tìm địa điểm tổ chức có không gian rộng, không có vật cản, nên là mặt cỏ hoặc nền đất để hạn chế chấn thương nếu vô tình té ngã. Tuy nhiên cũng cần giới hạn khoảng không gian chơi để không di chuyển quá xa, khiến người bị bịt mắt không thể “bắt dê".

c. Hướng dẫn cách chơi

- Cách 1: Một người bịt mắt, một người làm dê: Hai người sẽ tham gia oẳn tù tì, ai thua cuộc sẽ phải làm người bịt mắt, còn lại sẽ làm dê, còn những người còn lại làm vòng tròn xung quanh. Người bịt mắt không được ti hí. Người làm dê có thể né người bắt dê nhưng không được chạy ra khỏi vòng tròn, bạn phải liên tục kêu “be be" giả dạng tiếng dê để thu hút sự chú ý của người bịt mắt. Đối với người bịt mắt, cần phải nghe và phán đoán tiếng kêu “be be" từ hướng nào, từ đó bắt những chú dê xung quanh, gọi đúng tên dê, bạn sẽ dành chiến thắng. 

- Cách 2

Một người bị mắt, nhiều người làm dê: Cách này dành cho những nơi có không gian rộng. 

Người làm dê sẽ liên tục gọi “be be" và vây quanh, trêu chọc người bịt mắt tuy nhiên đừng để bị bắt lại nhé.Người được chỉ định bị bịt mắt sẽ di chuyển, tìm kiếm những chú dê đang kêu “be be” và gọi tên người đó. Nếu đúng bạn sẽ đổi vai cho nhau.

 

13 tháng 3

Bài hát trên thể hiện tình cảm sâu lắng và ý nghĩa vô cùng đặc biệt của tình yêu gia đình. Em cảm nhận rằng, mỗi người con là niềm tự hào, là nguồn động viên lớn lao cho cha mẹ. Bài hát như một lời hứa, một cam kết của con cái với cha mẹ rằng sẽ luôn là nguồn sức mạnh, niềm vui và hạnh phúc cho gia đình. Việc đến trường học để học hỏi, trau dồi kiến thức cũng được thể hiện qua bài hát, thể hiện sự biết ơn và lòng biết ơn đối với cha mẹ. Mỗi nụ cười trên môi của con là như những bông hoa tươi sáng, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình. Đó là tình yêu thương và sự quan tâm không ngừng của con dành cho cha mẹ, là điều quý giá nhất mà mỗi người con đều muốn trao cho gia đình yêu thương của mình.

13 tháng 3

sos