K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2020
Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

- Nguyên nhân

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới. Nên các quốc gia có những nét tương đồng đã liên kết lại với nhau.

- Ví dụ : EU, APEC, ASEAN, NAFTA …

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

a. Tích cực:

- Tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b. Thách thức

- Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị …

26 tháng 9 2020
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

* Toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học,…). Trong đó toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh

- Tốc độ tăng trưởng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.

- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có vai trò to lớn trong thúc đẩy tự do hóa thương mại thế giới.

b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Từ năm 1990 -> 2004 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD (tăng hơn 5 lần).

- Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính - ngân hàng - bảo hiểm…

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu.

- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn

- Vai trò:

+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.

+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.

+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a. Tích cực

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

b. Tiêu cực

Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước trên thế giới.

26 tháng 9 2020
GÓC NHÌN KHÁC VỀ TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa được đề cập lần đầu từ những năm 1960 và là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhất hiện nay. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động, nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu (theo Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế). Nhưng dịch Covid-19 đang mang lại cho chúng ta một góc nhìn khác về toàn cầu hóa, khi nó trở thành con dao hai lưỡi cho doanh nghiệp và tạo hiệu ứng dây chuyền của sự phá vỡ chuỗi cung ứng “toàn cầu”, bắt nguồn từ một phiên chợ tại Vũ Hán.

Đại dịch này đang được so sánh với dịch SARS năm 2013, nhưng hiện tại sức ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với thế giới đã khác đi rất nhiều. Năm 1952, GDP Trung Quốc là 30 tỷ USD. Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nền kinh tế lớn nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Kể từ đó, họ vẫn nắm giữ vị trí này. Nhiều nhà kinh tế dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ năm 2030. Tuy nhiên, theo WB, nếu tính GDP theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP), Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2014.

GDP của Trung Quốc qua các đời lãnh đạo. Nguồn: CNBC

Trung Quốc đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Như việc họ đã giải được bài toán nhân công cho thế giới công nghiệp, và tái định hình “công xưởng thế giới” (An Chi, 2020). Nền kinh tế Trung Quốc ngày nay có quy mô lớn hơn nhiều so với 17 năm trước. IMF ước tính quốc gia tỉ dân đóng góp 20% đầu ra sản phẩm toàn cầu so với con số 8,5% của năm 2003. Theo Ngân hàng Thế giới, quốc gia này chiếm 35% tổng tăng trưởng kinh tế toàn cầu (tính theo đô-la Mỹ) trong giai đoạn 2017-2019, gần gấp đôi tỷ lệ 18% của nước Mỹ và cao gấp bốn lần con số 7,9% của EU.

Vì vậy một khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng toàn cầu sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với đợt dịch bệnh trước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cải thiện đáng kể mạng lưới Logistics – mạch máu liên kết của chuỗi cung ứng, đặc biệt là vận tải đường hàng không và đường biển. Nhưng giờ đây, chính hệ thống đó lại gián tiếp trở thành đòn bẩy cho sự phát tán của Covid-19, cũng như sự gia tăng tốc độ “đứt gãy” của các chuỗi cung ứng (Warwick McKibbin, 2020).

24 tháng 9 2020

Các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là :
A. cắt giảm lượng khí CO2, CFCs
B. cắt giảm lượng khí CO2, trồng rừng
C. nâng cấp quy trình sx công nghiệp và trồng rừng
D. tăng cường sd các hợp chất khí CFCs và các NL mới

26 tháng 9 2020

- Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

a. Khái niệm:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,các dân tộc trên TG

b. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực:

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN)

c. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:

* Tích cực:

- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu-nghèo...

- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN

nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

27 tháng 9 2021

 

Các nước phát triển đã giàu lại càng giàu thêm do:

Xu hướng đầu tư thay đổi

Sản xuất công nghiệp trình độ cao, đóng góp của dịch vụ là chủ yếu, hàng hóa bán được giá cao ( xuất siêu )

Dân số tăng chậm

Thu hút chất xám, cho vay nợ, xuất khẩu tư bản

Các nước đang phát triển đã nghèo lại còn nghèo hơn do:

Xu hướng đầu tư thay đổi

Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất thấp, sản xuất công nghiệp lạc hậu, hàng hóa bán giá rẻ (  nhập siêu )

Dân số tăng nhanh

Nợ nước ngoài nhiều, nhận đầu tư, lệ thuộc vào vốn, kỹ thuật sản xuất công nghệ thấp

21 tháng 9 2020

nói về thời cơ và thách thức của nó sau đó giải thích

21 tháng 9 2020

Vâng

16 tháng 9 2020

14. ý nào sau đây không phải là thách thức của các nước đag phát triển trong xu thế toàn cầu hóa ?
A. Áp lực nặng nề về tự nhiên , môi trường
B. Tiếp thu thành tựu mới về khoa học
C. Nhận chuyển giao công nghệ lỗi thời
D. Bị áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường

15. Hiện nay, muốn có đc sức mạnh cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải
A. tăng cường tự do hóa thương mại
B. nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu
C. làm chủ đc các ngành kinh tế mũi nhọn
D. tiếp thu văn hóa của các nước phát triển