K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2019

lớp 7,8,9,6 đều vô cmt đc nha

31 tháng 10 2019

ko đăng linh tinh nha bạn !!!!


-Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ một cách trực quan các số liệu có trong bảng

Thành phần chính:
- Dải lệnh Home
- Thanh công thức
- Trang tính
- Bảng chọn File
- Các lệnh hỗ trợ tính toán của Excel
* Phân biệt:
- Bảng tính: là 1 phần mềm, bao gồm cả trang tính và các công cụ, thành phần khác
- Trang tính: là 1 thành phần của chương trình bảng tính, là miền làm việc của bảng tính

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:
-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.
-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.
– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

* Về nội dung:
Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

"Côn Sơn ca" là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi tham quan Côn Sơn!

Biết em háo hức với chuyến đi, bố mẹ em rất nhiệt tình động viên. Mẹ chuẩn bị đồ cho em rất kĩ, bố sưu tầm khá nhiều tài liệu về Côn Sơn cho em rồi nhắc em phải đến những địa điểm này, địa điểm kia vì đó là những nơi đặc biệt nổi tiếng của vùng đất thiêng này. Sáng sớm hôm đó, khi trời vẫn còn chưa rõ mặt người, bố mẹ đã đưa em ra xe. Lên xe, vẫy tay ríu rít chào bố mẹ, chúng em hát vang những bài tập thể: “Một con vịt”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Nối vòng tay lớn”,… đến cả bài “Đội ca” cũng được cả xe đồng thanh ca hát. Thấy chúng em hào hứng, vui vẻ, bác lái xe cũng cười vang hát theo. Chú phụ xe còn nhiệt tình cho chúng em mượn mi-cờ-rô để “hát cho có hứng!”. Đoàn tham quan đã có một không khí đầy hứng khởi như thế!

Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: "Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: "Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.

Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử – văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.

Rời khu tưởng niệm, chúng em hào hứng nô nức đua nhau leo lên "Đỉnh bàn cờ" những mong chiêm ngưỡng “Bàn cờ tiên”, nơi được đồn là xưa kia có tiên đến đánh cờ. Đường lên núi cao được xây dựng bằng những bậc đá, một bên là những hàng thông xanh mát, một bên là sườn núi trông ra một khoảng không mờ ảo trắng xóa. Khoảng trắng ấy mới nhìn ngờ tưởng một dòng sông nào ngờ đó lại là dòng sông sương buổi sớm! Em đi chậm lại, mắt lơ đãng ngước nhìn những tán thông xanh đang dạo những khúc nhạc vi vu. Có phải năm trăm năm trước khi viết câu thơ "dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn" Nguyễn Trãi cũng ngước nhìn tán thông “xanh mát” này?

Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán… Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn…

Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình… Thật là một cảm giác tuyệt diệu.

Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử – văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình.

31 tháng 10 2019

Ngày 31 tháng 10 vừa qua, lớp 4D chúng em được đi tham quan tại nông trại Dê trắng Farm ở Tân Lĩnh, Ba Vì.

Đúng 7 giờ 30 phút, các bạn lớp em lên xe khởi hành đến nông trại. Tuy trời có lất phất mưa nhưng cũng không ngăn được sự háo hức, phấn khởi của các bạn. Trên xe, chúng em được chơi những trò chơi vui nhộn với ah hướng dẫn viên. Chẳng mấy chốc, xe đã đưa chúng em đến nơi.

Bước vào cổng, em thấy nông trại thật rộng lớn với rất nhiều khu tham quan rất đẹp. Đầu tiên, chúng em được tham quan trại nuôi ngựa. Ở đó nuôi rất nhiều chú ngựa đáng yêu. Chúng em được chơi nhảy bao bố, kéo co và được cưỡi ngựa trên một khoảng sân rộng lớn. Tạm biệt trại nuôi ngựa chúng em đến với trại đà điểu. Em được tự tay cho những chú đà điểu khổng lồ ăn cỏ. Các chú đà điểu ngoạm rất nhanh ngọn cỏ trên tay em và ăn ngon lành. Tiếp đến, em được gặp những chú dê dễ thương của nông trại. Em được hóa thân thành những người nuôi dê thực thụ. Em cho dê ăn và còn vắt sữa dê nữa. Rồi chúng em đi tham quan trại bách cầm. Ở đó nuôi đủ giống gà, vịt, ngan, ngỗng như: gà tây, gà Ai Cập, gà ri,ngan đen, ngỗng trời, … Chúng em còn được tự tay nặn bánh trôi dưới sự hướng dẫn của bác thợ. Ăn bánh trôi do chính mình làm thật là ngon, bạn nào cũng vui. Sau thời gian nghỉ trưa, chúng em còn được tha gia rất nhiều trò chơi tập thể và lễ hội hóa trang Halloween cùng các anh chị. Chúng em học được nhiều điều lí thú khi tham gia trò chơi cùng các anh chị. Nhưng cũng đến lúc phải chia tay, vẻ mặt bạn nào cũng đầy sự tiếc nuối. Chúng em lên xe về trường kết thúc chuyến tham quan tại nông trại Dê Trắng Farm.

Chuyến tham quan thật bổ ích và lí thú. Em mong sẽ có nhiều chuyến tham quan như thế để chúng em học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.

31 tháng 10 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

31 tháng 10 2019

có tướng khỏe nhất trong lq ko thì tui mua luôn

31 tháng 10 2019

tiếng anh lớp 1 nha

no body wants play gunny with you

31 tháng 10 2019

đà lạt đc ko

31 tháng 10 2019

Kì nghỉ ở Đà Lạt

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.

Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.

Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…

Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.

Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

31 tháng 10 2019

TRL:

B. yêu quý

t.i.c.k nha 

hok tốt

tks

31 tháng 10 2019

 CÂU B NHÉ

MIK HỌC RÙI

31 tháng 10 2019

1,Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.

2, Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

   - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

 
31 tháng 10 2019

1) Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.

2) 

- Cơ thể hình trụ, gồm nhiều đốt,da có chất nhờn để chui luồn và giúp giảm ma sát khi di chuyển

- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt dùng để tỳ vào đất khi bò

- Khi tìm kiếm thức ăn nếu gặp môi trường khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.