K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2016

NĂM 1958 - 1984

28 tháng 4 2019

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...

Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.

Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

19 tháng 4 2016

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì:

- Đối với nước Nga: 

 + Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga - nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng.

 + Mở ra kỉ nguyên nhân dân lao động làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

- Đối với thế giới:

 + Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. (trong đó có cách mạng Việt Nam)

Những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Việt Nam:

- Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các ĐCS  nối tiếp nhau ra đời (ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921... ), càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin,NAQ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

19 tháng 4 2016

* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và toàn thế giới.

- Đối với nước Nga:

+ Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở nước Nga.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứnglên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

+ Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đỏi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

+ Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

* Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê nin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cáp, kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

- Học tập Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng và được sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc nâng cao ý thức chính trị của Lê nin.

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật. Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mạng... mở lớp đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong nước.

Từ kinh nghiệm thắng lơi của cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930 đã lãnh đạo cách mạng Việt nam đến thắng lợi cuối cùng.

19 tháng 4 2016

a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.

* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)

- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.

- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).

* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)

- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.

- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.

* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)

- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.

- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.

b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:

- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:

+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,

+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.

+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.

+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.

- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.

19 tháng 4 2016

Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:

- Điển hình:

+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.

- Triệt để:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.

- Dân chủ:

+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. 

- Tiến bộ:

+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

19 tháng 4 2016

*Chứng minh vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp 1789.

- Quần chúng nhân dân Pháp đã làm nên sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định (lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nền Cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng ngoại xâm).

- Quần chúng đã thúc đẩy Cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tâng lớp đại tư sản, tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng ngũ phản Cách mạng.

+ Giai đoạn 1: quần chúng nhân dân chiến đánh ngục Ba-xti (14-7-1792): Cách mạng nổ ra và thắng lợi.

Hạn chế quyền hành của nhà vua.

Xoa bỏ đẳng cấp.

+ Giai cấp 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792)

Xóa bỏ chế độ quân chủ.

Lập nền Cộng hòa đầu tiên của Pháp

Xử tử vua Lu-i XVI (21-1-1793)

+ Giai đoạn 3: Một lần nữa, quần chúng đứng lên khởi nghĩa, phái Gia-cô-banh lên cầm quyền (31-5, 2-6-1793).

- Quần chúng nhân dân đóng vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng, xoay chuển tình thế cách mạng và đẩy cách mạng phát triển đi lên, đỉnh cao là thời Gia-cô-banh.

* Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp:

- Mặt tích cực:

+ Cách mạng tư sản Pháp là điển hình cho thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lí luận cách mạng tư sản... Các nhà tư tưởng Mông te xkiơ, Rút xô, Vôn te... (với trào lưu "triết học ánh sáng") đã để lại cho nhân loại những tư tưởng tiến bộ, có tác dụng thức tỉnh quần chúng, mở đường cho cách mạng tư sản bùng nổ, đồng thời đặt nền móng cho cơ cấu nhà nước tư bản chủ nghĩa.

+ Trong cách mạng tư sản Pháp, quần chúng đóng vai trò tích cực, chủ đạo.

+ Có những ống hiến lớn lao trong việc hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, một thị trường Tư bản chủ nghĩa thống nhất.

+ Cách mạng tư sản Pháp chú trọng đến con người, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nêu lên công thức nổi tiến "Tự do - bình đẳng - bắc ái" mà đến nay nhân loại tiến bộ còn phấn đấu để thực hiện.

- Mặt hạn chế:

+ Coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân, thừ nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, thừa nhận sự bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của tư sản. Điển hình là năm 1791, chính quyền tư sản đã cho ra đời đạo luật Sa-pơ-lie cấm công nhân lập hội và đình công.

+ Không giải quyết được những lợi ích thiết thân cho bình dân thành thị và bần nông

+ Bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền không lên án chế độ thuộc địa. Về sau, Pháp là một trong những nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa.

11 tháng 4 2016

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.

11 tháng 4 2016

Tóm tắt diễn biến của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới:

Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là cuộc cách mạng ngày 18-3-1871.

- Ba giờ sáng ngày 18-3-1871, Chie cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác cuarQuoocs dân quân, quần chúng nhân dân đã kịp thời đến hỗ trợ, binh lính ngả về phía nhân dân nên âm mưu của Chie thất bại, quân đội và Chie hoảng sợ chạy về phía Véc-xai.

- Ngày 18-3, theo lệnh của Ủy ban Trung ương, QUốc dân quân tiến vào trung tâm thủ đo, làm chủ cơ quan chính phủ. Chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Ủy ban Trung ương Quốc dân quân thực hiện nhiệm vụ của một chính phủ lâm thời.

- Ngày 26-3 bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu.

- ngày 28-3, công xã được thành lập và ra mắt quần chúng nhân dân Pa-ri.

* Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng:

Trong cuộc khởi nghĩa ngày 18-3, quần chúng nhân dân giữ vai trò là động lực cách mạng:

- Quần chúng lập cơ quan lãnh đạo - Ủy ban Trung ương Quốc dân quân.

- Phá tan âm mưu của chính phủ tư sản muốn tước vũ khí và giải tán Quốc dân quân.

- Tấn công vào trung tâm Pa-ri, chiếm các cơ quan chính phủ.

- Bầu cử Hội đồng công xã.

* Những điểm phong trào cách mạng Việt Nam học tập được từ cuộc cách mạng này:

- Từ bài học của Công xã Pari, CHủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam, như thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, liên minh công nông.

- Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin (1920, Người ra sức hoạt động, chuẩn bị và đến ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã đi đến thắng lợi với cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

11 tháng 4 2016

Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra là một tất yếu của lịch sử vì:

- Đầu thế kỉ XX, nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế với những tàn tích phong kiến nặng nề.

- Năm 1914, nước Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, trong chiến tranh Nga càng bộc lộ rõ sự lạc hậu yếu kém về kinh tế, chính trị, làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

- Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi.

Nước Nga trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt nhất.

- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai:

+ Tháng 2-1917, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.

+ Ngày 27-2-1917, phong trào tổng bãi công nhanh chóng lan rộng khắp thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn - sê - vích, phong trào chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

+ Phong trào có sự tham gia của lực lượng binh lính, quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ các công sở quan trọng như nhà ga, bưu điện... Chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

- Kết quả: hai chính quyền song song tồn tại.

Chính phủ tư sản lâm thời

Chính quyền Xô Viết đại diện công nhân, nông dân và binh lính/

Tình hình chính trị chua từng có diễn ra ở Nga, hai chính quyền song song tồn tại, hai chính quyền đại diện cho lợi ích các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Cách mạng tháng Mười Nga 1917:

+ Tháng 4-1917, Lê nin đề ra luận cương tháng Tư xác định đường lối của Cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).

+ Sau 8 tháng đấu tranh, từ đầu tranh hòa bình để tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng nhằm đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bô sê vích chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Ngày 7-10-1917, Lê-nin về Pê-tơ-rô-grat trực tiếp chỉ huy cách mạng, thành lập hội Cận vệ đỏ và trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

+ Đêm 24-10-1917, cuộc khởi nghĩa bùng nổ các đơn vị Cận vệ đỏ chiếm những vị trí then chốt của Thủ đô và bao vây Cung điện Mùa Đông.

+ Đêm 25-10-1917, quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông, chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ.

 

11 tháng 4 2016

Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nước Nga Xô Viết. cách mạnh tháng 10 Nga nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do LeNin và đảng Bolshevik lãnh đạo. 
cuộc cách mạng tháng 10 Nga nổ ra là điều tất yếu, vì sau cách mạng tháng 2, nước Nga xuốt hiện hai chính quyền tồn tại song song đó là Chính phủ lâm thời của Giai Cấp Tư Sản và Xô Viết đại biểu Công-nông và binh lính. sau khi nắm được chính quyền chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. trong hoàn cảnh đó Lenin và đảng Bolshevik đặt ra mục tiêu và chỉ rõ cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song bằng cách chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết.sau tháng 10 làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước 
Nga, ngày 7 tháng 10, V.L.Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động cách mạng. ngày 10 tháng 10 ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang.tại hội nghị này ban chấp hành trung ương bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu dể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.chiều ngày 24 tháng 10 năm 1917 cuộc khởi nghĩa bắt đầu...(cuộc cách mạng tháng mười thành công vào ngày 7 háng 11 năm 1917 tức ngày 25 tháng 11 theo lịch Nga). chúc bạn vui vẻ và học tốt Lịch Sử nhé, có gì cứ hỏi. NHỚ TICK CHO MÌNH NHA

3 tháng 1 2018

1,3,6