K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất,...

Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,...

+ Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...

- Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,... còn chiếm tỉ lệ cao.

4 tháng 1 2023

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2,nền kinh tế các nước châu A có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa,biểu hiện xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới

- Song trình độ phát triển KT giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đều

 

4 tháng 1 2023

 Ngoài dầu mỏ thì tài nguyên nước ngọt cũng là nguyên nhân làm cho các nước ở khu vực Tây Nam Á tranh chấp với nhau. Do khu vực này có khí hậu khô hạn nên nguồn nước ngọt khan hiếm và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất của các nước.

4 tháng 1 2023

Cảm ơn người ae 

4 tháng 1 2023

a) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình: - Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này

b) Nguyên nhân

- Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi.

- Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.

- Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

- Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,...).

- Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

4 tháng 1 2023

– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
– Khí hậu: khô hạn và nóng.
– Sông ngòi: kém phát triển.
– Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Chính trị không ổn định.

16 tháng 1 2023

\(-\)Các mặt hàng xuất khẩu : nồi cơm , quần áo , phụ kiện , ...

\(-\)Cần kết nối quan hệ ngoại giao giữa các nước và hợp tác để đôi bên cùng phát triển

 

2 tháng 1 2023

 

Thái Lan và Việt Nam là các nước xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới

2 tháng 1 2023

Thái Lan

3 tháng 1 2023

Tây Nam Á được gọi là con đường biển nối từ Ấn Độ Dương sang Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ, ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua, là khu vực có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực này. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á