K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2017

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao khu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.

- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

10 tháng 12 2019

- Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

  + Đồi núi chếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiềm 1% diện tích cả nước.

  + Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền trung nước ta.

- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên vào tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  + Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam.

  + Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người.

  + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.

  + Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.

  + Các dạng địa hình nhận tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc thủ đô, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…).

6 tháng 3 2018

Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu

27 tháng 7 2018

- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1, 3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.

23 tháng 6 2018

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thế hiện giá trị xuât khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 174,5 tí USD (năm 2010), tăng 169,3 tỉ USD (tăng gấp 33,56 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 2,4 tỉ USD (năm 1990) lên 79,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 77,3 tỉ USD (tăng gấp 33,21 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 94,8 tỉ USD (năm 2010), tăng 92,0 tỉ USD (tăng gấp 33,86 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn âm với giá trị âm ngày càng tăng (dẫn chứng).

15 tháng 2 2017

Từ kinh tuyến phía tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến chênh nhau 60 phút đồng hồ.

31 tháng 7 2017

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Tỉ suất sinh thô giảm liên tục từ 31,3‰ (năm 1990) xuống còn 22,2‰ (năm 2010), giảm 9,1‰ (giảm 1,41 lần).

- Tỉ suất tử thô giảm liên tục từ 10,6‰ (năm 1990) xuống còn 8,0‰ (năm 2010), giảm 2,6‰ (giảm 1,33 lần).

 

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục từ 20,7‰ (năm 1990) xuống còn 14,2‰ (năm 2010), giảm 6,5‰ (giảm 1,46 lần).

9 tháng 11 2018

- Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung tại các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

- Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

- Ngày nay, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét, Li-băng.

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa đến nay, đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

10 tháng 11 2018
Nhóm đất Đặc tính Phân bố Giá trị sử dụng
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). Trồng cây công nghiệp.
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…
8 tháng 1 2019

- Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…).

- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố là cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

11 tháng 5 2021
Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.Sự quản lí còn lỏng lẻo.