K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

Do hệ thần kinh của động vật có hệ thần kinh dạng lưới có cấu tạo mạng lưới nên khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan tỏa nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể co lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng.

3 tháng 10 2018

 Đáp án: D.

18 tháng 9 2017

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

- Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường được sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.

- Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.

- Bảo quản trong nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đị và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi poolietilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

27 tháng 5 2018

     Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống:

     - Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

     - Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

     - Vật nuôi (chó, mèo,…) sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

     - Vẹt có thể nói tiếng người .

     - Gấu, voi,… có thể diễn xiếc.

     - …

5 tháng 1 2018

Thực vật ở trong tối có lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn, ngoài ra cây ít bị mất nước. Vì vậy cây ở trong bóng tối mọc vống lên.

2 tháng 4 2018

Một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:

- Giải trí: dạy hổ, voi, khỉ, chó,… biểu diễn xiếc.

- Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi.

- Bảo vệ mùa màng: làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng, bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam.

- Chăn nuôi: nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuống hoặc nghe kẻng cá nổi lên đớp thức ăn.

- An ninh quốc phòng: nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy, bắt kẻ gian,…

7 tháng 6 2019

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:

   * Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim của lizôxôm.

   * Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

10 tháng 4 2017

      * Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

      * Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.

25 tháng 12 2017

- Động vật ăn thịt: mèo, chó sói, hổ, báo,…

- Động vật ăn thực vật: ngựa, bò, trâu, thỏ,….

- Động vật ăn tạp: lợn, khỉ, vượn,….

10 tháng 6 2019

Hướng trọng lực giúp cố định cây vững chắc vào đất và để rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.