K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
20 tháng 2 2020

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc Đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa (7-1920) đã mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam:

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc sau khi đọc “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa”- con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã đánh dấu bước mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo hoàn toàn chấm dứt khi Đảng Cộng sản Viêt Nam ra đời (1930) xác định tổ chức lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân.

9 tháng 3 2020

san su oi en

20 tháng 2 2020
- Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các ĐCS nối tiếp nhau ra đời (ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921... ), càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin,NAQ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

22 tháng 2 2020

Ảnh hưởng Cách mạng tháng 10 Nga và Quốc tế Cộng sản đến cách mạng Việt Nam:

- Làm thay đổi tư tưởng, tác động sâu sắc đến nhiều nhà cách mạng của Việt Nam (Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc...).

- Mở ra con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản.

- Cổ vũ tinh thần đấu tranh cho các nhà yêu nước, nhân dân Việt Nam.

- Là nơi để các nhà yêu nước Việt Nam có thể học tập, rèn luyện.

- Giúp đỡ các nhà cách mạng Việt Nam trong việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản về nước.

20 tháng 2 2020

Câu hỏi này không rõ dàng dẫn đến việc đáp án là sự kết hợp giữa nội dung các ý. Nên xem lại câu hỏi nhé!

18 tháng 2 2020

Tình hình kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), cho đến trước cải cách mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều hạn chế, yếu kém của mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những chính sách kinh tế sai lầm đã làm cho nền ninh tế khủng hoảng và sa sút. Trước tình hình trên, Trung Quốc buộc phải cải cách mở cửa. Việc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng điều kiện ngoại thương, buôn bán. Việc buôn bán với nước ngoài giúp cho nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phát triển, thoát khỏi khủng hoảng và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nước.

⇒ Đây là một bài học mà Việt Nam có thể học hỏi.

18 tháng 2 2020

*Bài học kinh nghiệm:

- Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng - đây là nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: Đảng hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp đúng đắn, lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng từng bước vượt qua khó khăn.

- Biết dựa vào sức mạnh của nhân dân và phát huy cao độ sức mạnh nhân dân để giải quyết những khó khăn về đối nội, đối ngoại.

- Biết phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù, xác định kẻ thù chủ yếu, kẻ thù trước mắt để có thể đề ra những sách lược phù hợp để đối phó với từng kẻ thù.

- Bài học về biết tận dụng cơ hội để thương lượng và giải quyết bằng biện pháp hòa bình để có thời gian củng cố và phát triển lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

TL
18 tháng 2 2020

Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành, cụ thể. Tận đụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

17 tháng 2 2020

a) Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc.

- Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc vì khi đó không có thời cơ. Cả ta và địch lúc đó đều có lực lượng quân sự mạnh nhất.

- Được Mĩ giúp, Pháp thực hiện Kế hoạch Nava (1953 - 1954) xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động chiến lược và 34 vạn quân ngụy. Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, sau đó xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương và chọn nơi đây để quyết chiến chiến lược với ta. Pháp muốn tìm kiếm thắng lợi quân sự quyết định để đàm phán kí hiệp định kết thúc chiến tranh.

- Đến năm 1953 đã có thế và lực đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc thắng, phá vỡ kế hoạch Nava, tạo thuận lợi kí hiệp định kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chắc, tiến chắc bằng những cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, phân tán, giam chân địch.

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh.

- Bước vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, ta có thời cơ thuận lợi, khi đó kẻ thù đang suy yếu nhất, lực lượng cách mạng đang phát triển mạnh mẽ nhất.

- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973), Mĩ rút quân viễn chinh và đồng minh khỏi Việt Nam, lực lượng Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp. Lực lượng miền Bắc vẫn được ở lại miền Nam,... So sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta.

- Từ sau Hiệp định Pari, ta có thế và lực tiến công giành thắng lợi ở đường 14 và tỉnh Phước Long (6 - 1- 1975). Chiến thắng này và tình hình chiến sự sau đó cho thấy sự suy yếu của lực lượng Sài Gòn, sự lớn mạnh của quân ta và khả năng Mĩ can thiệp trở lại nước ta bằng quân sự rất hạn chế vì năm 1976 nước Mĩ sẽ bầu cử tổng thống.

- Vì vậy, Bộ Chính trị hợp cuối năm 1974 – đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) nhưng cũng khẳng định, nếu thời cơ chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Phương châm đánh nhanh để tranh thủ thời cơ và giảm thiệt hại.

- Khi Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3 năm 1975) đang diễn ra, Bộ Chính trị thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi nên quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5 - 1975). Kế hoạch giải phóng được rút từ 2 năm xuống 1 năm rồi xuống 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975).

17 tháng 2 2020

So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng.

Hôi nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

*Giống nhau:

- Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến.

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

*Khác nhau:

Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị
Phạm vi phản ánh Việt Nam Ba nước Đông Dương
Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Không chỉ ra
Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc và tay sai Đánh phong kiến và cách mạng ruộng đất
Mục tiêu cách mạng Đánh đế quốc, đánh phong kiến để đi tới xã hội cộng sản Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường XHCN
Lực lượng cách mạng Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

*Nhận xét:

- Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.

- Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… Tư tưởng nóng vội, tả khuynh. Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi.

Nội dung so sánh

Bản Cương lĩnh Chính trị đầu tiên

Bản Luận cương tháng 10-1930

Tính chất

Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản .

Trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN .

Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng .

Đánh đổ đế quốc - phong kiến.là hai nhiệm vụ có quan hệ khắng khít

Mục tiêu

- Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông .

- Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo

- Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để

Lực lượng

Công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản.

Giai cấp công nhân và nông dân

Lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Đông Dương

Quan hệ quốc tế

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

So sánh

Ưu điểm

- Là cương lĩnh cách mạng GPDT đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với CNXH

* Ý nghĩa :

- Là đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo đầu tiên của Đảng ta.

- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi tới thành công.

Hạn chế

- Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu

- Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu đại chủ.

- Những nhược điểm này dần dần được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng .

17 tháng 2 2020
Thời gian Sự kiện
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa Lê Nin .Người nhận biết đó là chân lí cách mạng.
12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hồi lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp,người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III,gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
1921 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà lãnh đạo cách mạng thuộc địa ở Pa-ri thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.
1922

Người sáng lập ra báo"Người cùng khổ"để truyền bá tư tưởng cách mạng mới vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.

9/1923- 1924 Người từ Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản ,tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô.
12/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc.
6/1925 Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên(tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam)
3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ,là người soạn thảo chính cương vắn tắt ...Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

17 tháng 2 2020
thời gian Sự kiện
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa Lê Nin .Người nhận biết đó là chân lí cách mạng.
12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hồi lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp,người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III,gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
1921 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà lãnh đạo cách mạng thuộc địa ở Pa-ri thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.
1922

Người sáng lập ra báo"Người cùng khổ"để truyền bá tư tưởng cách mạng mới vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.

9/1923- 1924 Người từ Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản ,tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô.
12/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc.
6/1925 Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên(tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam)
3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ,là người soạn thảo chính cương vắn tắt ...Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
17 tháng 2 2020

*Kết quả thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945:

- Thắng lợi này đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỉ, lật đổ chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do làm chủ vận mệnh của mình.

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mac-lenin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể là của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng tạo của đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với CNXH, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Cách mạng tháng Tám đánh dấu 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý trí kiên cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ dân tộc hòa quyện với những tư tưởng của C.Mác, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh, với xu hướng của thời đại vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

17 tháng 2 2020

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..." Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đối với sự nghiệp xây dựng đất nước: Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tác Mặt trận nói riêng những vấn đề mới. Nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách. Mặt trận đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết mọi cá nhân Việt Nam, mọi tổ chức yêu nước không phân biệt giai cấp tôn giáo trong và ngoài nước đồng tâm, hiệp lực để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, giảm bớt sự phụ thuộc từ bên ngoài.

- Đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò tạo khối đại đoàn kết của cả dân tộc, tập hợp các lực lượng yêu nước để chống lại các âm mưu chia rẽ từ bên ngoài, chống chiến lược diễn biến hoà bình. Đặc biệt, trước những hành động khiêu khích, gây hấn, thù địch của Trung Quốc ở biển Đông hiện nay, vai trò của Mặt trận nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

TL
17 tháng 2 2020

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận.

Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân..." điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...” Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phần kinh tế. Trong quá trình đó còn có sự khá nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo... Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tác Mặt trận nói riêng những vấn đề mới. Nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách. Mặt khác các thế lực thù địch đangthực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đoà kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta.

Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một sự nghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể thành viên càng quan trọng. Nâng cao vai trò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.