thuyết minh về cây bút máy học trò.
giúp mik nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là đau dạ dày đó >-<
- Dạ dày là cơ quan chịu stress rất kém
những lái xe đường dài thường phải chịu áp lực cao trong công việc. Lúc nào cũng phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Lái xe đường dài thì càng mệt hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn, độ căng thẳng cao hơn_> stress nhiều hơn, trong khi sức chịu đựng của con người thì có hạn.
những lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, khi ăn thường là ăn các món ăn nhanh, không những không ăn đúng giờ lại còn phải ăn nhanh. Ăn xong làm việc luôn. khi ăn và sau khi ăn, thần kinh phải điều khiển sự co bóp của dạ dày. Khi không tập trung vào tiêu hóa(tức là khi ăn xong không nghỉ ngơi thì thần kinh không điều khiển được. Co bóp dạ dày rối loạn, không tiêu hóa đc thức ăn, tiết axit tiêu hóa quá nhiều -> đau dạ dày.
không chỉ có lái xe đường dài, những người chiu áp lực công việc cao,khổngnghi ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sau khi ăn hay vừa ăn vừa làm việc khác đều có nguy cơ cao đau dạ dày .
* Hok tốt !
# Miu
dạ dày là cơ quan chịu stress rất kém
những lái xe đường dài thường phải chịu áp lực cao trong công việc. Lúc nào cũng phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Lái xe đường dài thì càng mệt hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn, độ căng thẳng cao hơn_> stress nhiều hơn, trong khi sức chịu đựng của con người thì có hạn.
những lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, khi ăn thường là ăn các món ăn nhanh, không những không ăn đúng giờ lại còn phải ăn nhanh. Ăn xong làm việc luôn. khi ăn và sau khi ăn, thần kinh phải điều khiển sự co bóp của dạ dày. Khi không tập trung vào tiêu hóa(tức là khi ăn xong không nghỉ ngơi thì thần kinh không điều khiển được. Co bóp dạ dày rối loạn, không tiêu hóa đc thức ăn, tiết axit tiêu hóa quá nhiều -> đau dạ dày.
không chỉ có lái xe đường dài, những người chiu áp lực công việc cao,khổngnghi ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sau khi ăn hay vừa ăn vừa làm việc khác đều có nguy cơ cao đau dạ dày
than!
Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.
Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.
Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).
Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.
Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.
Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.
Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.
Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.
Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.
Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.
Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống.
Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.
Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cờ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Chiếc phích nước đã đi vào đời sống và trở thành một vật dụng quen thuộc và hữu ích của mỗi gia đình Việt Nam. Hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất là một chiếc phích nước.
Phích nước hay còn gọi là bình thủy hình trụ, chiều cao tùy vào kích thước của phích. Chiếc phích gồm có 2 phần là ruột phích và vỏ phích. Bộ phận vỏ phích gồm quai xách, nắp, cổ, thân, đáy làm bằng nhôm hoặc tre đan và hiện nay được làm nhiều bằng nhựa. Quai phích gồm hai quai : một quai gắn ở hai bên cổ phích vòng lên phía trên nắp phích để xách đi xách lại cho dễ, một quai được gắn ở thân phích để thuận lợi khi rót nước. Nắp phích gồm nút bên trong làm bằng xốp nhẹ bọc vải màu trắng hoặc làm bằng nhựa và nắp bên ngoài. Nhiệm vụ của nắp phích là giữ cho hơi nước không tỏa ra bên ngoài.Thân phích hình ống có in họa tiết, tranh trí hoa văn. Nhiệm vụ của thân là bảo vệ cho ruột phích khỏi vỡ. Đế phích hình tròn, là bộ phận cuối cùng của phích giữ cho phích đứng trụ trên mặt đất và bảo vệ phía dưới ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bên thành trong của hai lớp thủy tinh còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Ruột phích làm bằng thủy tinh nên rất mỏng và dễ vỡ. Ruột là phần quan trọng nhất nên khi mua cần lựa chọn thật kĩ: mang ra chỗ sáng mở nắp phích, nhìn từ trên miệng xuống đáy phích thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt. Áp miệng phích vào tai nghe tiếng o…o là tốt. Tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng đều có thể làm bình bị nổ.
Từ đó ta nên bảo quản bằng cách: Khi mới mua về, rửa sạch để ráo nước rồi mới đổ nước nóng vào. Phích mới hay phích đã lâu không sử dụng ra phải từ từ đổ nước nóng vào, tốt nhất là chỉ đổ một ít rồi đậy nắp lại vài phút xong mới đổ tiếp. Khi đổ nước mới vào phích cần đổ hết nước cũ trong phích ra, lắc nhẹ tráng ruột phích cho sạch cặn. Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn ta không nên rót đầy chừa lại một khoảng trống giữa mực nước và nút phích để cách nhiệt. Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ hoặc để trong các giá đựng phích tránh để phích bị đổ gây nguy hiểm. Ruột phích cũng có tuổi thọ nhất định. Khi thấy ruột không giữ được nhiệt nước lâu cầm mua và thay bằng ruột mới. Ruột phích khi sử dụng lâu có cặn bám ở đáy, muốn rửa sạch ta có thể đổ vào ruột một ít dấm, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ quanh ruột phích rồi để khoảng 30 phút sau đó dùng nước rửa sạch.
Phích nước có hiệu quả giữ nhiệt cho nước trong vòng 6 tiếng từ 100 độ C xuống 60 độ C. Chiếc phích là một vật dụng quen thuộc có ích và cần thiết cho mọi gia đình, nó đặc biệt có ích cho những người bán trà vỉa hè. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau có loại chứa khoảng nửa lít, loại lớn chứa khoảng 2 đến 3,2 lít. Các thương hiệu sản xuất được nhiều người ưa chuộng là phích Rạng Đông.
Ngày nay trên thị trường có nhiều những vật dụng có thể giữ ấm cho nước nhưng chiếc phích vẫn là một vật dụng quen thuộc, gần gũi giá cả phù hợp cho mọi gia đình người Việt.
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có một vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày nhưng lại không để ý nhiều đến nó. Đó chính là cây bút bi. Hôm nay, tòi sẽ giới thiệu với các bạn vật dụng này.
Chúng ta đều mua và sử dụng bút bi như thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc, xuất xứ của nó. Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế của Anh Quốc. Từ khi ra đời đến nay, bút bi không ngừng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với các thương hiệu nổi tiếng như “Ba”, “Hoover", “Xeros” và đặc biệt là thương hiệu “Bic Cristal”. Từ năm 1940. ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi. Bây giờ thì các bạn đã biết ai là người phát minh ra bút bi và được ra đời vào năm nào rồi chứ?
Để hiểu rõ hơn về bút bi, tôi sẽ nói qua về cấu tạo của nó. Nếu cây bút bi của bạn tháo ra được, bạn sẽ thấy được bên trong có một ống ruột. Trong ống ruột có một đoạn mực đặc. Phần dưới đầu bút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,...và nhiều nguyên liệu khác. Loại làm bàng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ. Còn loại kim loại màu có giá thành cao hơn nhưng lại được thay mực và sử dụng lại nhiều lần. Nắp bút hi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiểu khác, như là nắp bút xoay,...
Mỗi năm, vào dịp chuẩn bị cho năm học mới, các hãng sản xuất bút bi ớ Việt Nam như “Thiên Long”, “Bến Nghé" lại đưa ra nhiều mẫu mã mới từ đơn giản đến cầu kì để đáp ứng cho người tiêu dùng.
Muốn sử dụng bút bi bền lâu, ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản bút bi. Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40 đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết. Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một mẹo nhỏ để sử dụng bút bi. Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
Như chúng ta đều biết, bút bi đã đi vào cuộc sống của ta một cách quen thuộc. Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Chúng ta có thế thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi,... Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi. Ngoài ra. bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo. Gần đây, còn xuất hiện hình xăm bằng bút bi,...
Ý nghĩa của cây bút bi rất quan trọng đối với học sinh chúng ta, chúng ta dường như sử dụng nó mỗi ngày. Bút bi là một vật vô tri, nó không những tạo ra những con chữ đầy ý nghĩa mà còn, nếu chúng ta sử dụng một cách chuyên cần, bút bi sẽ tạo ra những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ "tài hoa" của bút bi, học sinh chúng ta cần phải giữ vở sạch, rèn luyện chữ đẹp, trao đổi kiến thức. Hãy biến bút bi - cây bút vô tri của bạn trở thành một công dụng cần thiết, một trợ thủ đắc lực trong công việc học tập bạn nhé!
Bút bi có thể được xem là người bạn thân thiết nhất đối với các bạn học sinh. Nó góp phần không nhỏ trong việc dẫn ta đến thành công trên con đường học vấn qua những nét chữ thơm mùi mực trên từng trang giấy.
Không ai biết chính xác thời gian ra đời của bút viết. Chỉ biết rằng khi con người phát minh ra chữ viết thì bút viết cũng từ đó mà có mặt trên đời. Thời xưa, người ta thường dùng lông ngỗng hoặc lông chim để chấm mực viết, tuy nhiên việc này đã gây ra không ít rắc rối. Mãi đến năm 1938, sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhà báo Lazo Biro người Hungary đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
Bút bi gồm hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Phần vỏ bút được làm từ chất liệu nhựa hoặc kim loại, chiếm 80% vẻ đẹp của cây viết. Để thu hút tầm nhìn khách hàng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, phong phú với các kiểu dáng và màu sắc khác nhau, làm tăng thêm tính thẩm mỹ của cây bút. Bộ phận này dùng để chứa các vật nhỏ bên trong như lò xo, ruột bút,… vỏ bút dạng hình ống, có kích thước vừa với cỡ tay mỗi người. Bộ phận thứ hai cũng không kém phần quan trọng là ruột bút, được làm từ nhựa dẻo, có khả năng giữ mực nên gọi là ống mực. Phần đầu ruột có gắn viên bi nhỏ xinh xinh, có đường kính khoảng 0,7 – 1 milimet được coi là ngòi bút. Khi ta viết, viên bi lăn đầy mực ra tạo thành những dòng chữ tròn trịa, thanh thoát. Loại mực dành cho bút này khô rất nhanh. Ngoài ra, đế tạo nên một cây bút bi thì không thể thiếu các vật dụng phụ như lò xo có tác dụng đẩy ngòi viết ra vào, nút bấm, nắp viết…
Bút bi có nhiều loại, có hàng nhập từ nước ngoài (hàng ngoại) hoặc sản xuất trong nước (hàng nội). Có ý kiến cho rằng hàng ngoại tốt hơn hàng nội nhưng trên thực tế thì điều này chưa hoàn toàn đúng. So về mặt giá cả thì hàng ngoại mắc hơn nhưng nếu xét về dung tích mực hoặc độ bền thì cả hai đều như nhau. Vì vậy, các bạn học sinh yêu thích hàng nội và dùng nhiều hơn. Mực bút bi rất đa dạng, có nhiều màu như xanh, đỏ, đen, tím,… các loại bút bi phổ biến là bút bấm, bút có nắp, bút xoay thân… Trên thị trường ngày nay có loại viết bi nhiều ruột, mỗi ruột là một màu, rất tiện cho người tiêu dùng.
Để bảo quản một cây bút bi cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên có nhiều người không biết cách bảo quản nên bút dễ hư hỏng. Muốn bút giữ được độ bền thì sau khi viết ta nên đóng nắp hoặc bấm nút để ngòi thụt vào trong, tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống thì ngòi bút không bị hư. Nấu bút bị khô mực thì ta bỏ vào nước ấm trong 15 phút, sau đó lấy ra và tiếp tục dùng. Tóm lại bút dùng được lâu hay không là tùy vào cách bảo quản của người sử dụng như câu nói “của bền tại người”.
Bút bi rất có ích cho con người vi nó nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đi mọi nơi mà vẫn tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Mặc khác bút còn có một đặc điểm nhỏ mà ít ai để ý là có thể biến những cây bút bi thành món quà nhỏ nhỏ xinh xinh, dễ thương, vô cùng ý nghĩa để tặng thầy cô, bạn bè hoặc người thân và so với thời xưa khi ta còn dùng viết mực chấm thì bút bi bây giờ là một bước tiến đáng kể.
Bút bi rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Bút bi đã làm thay đổi lịch sử về chữ viết loài người. Và nó sẽ mãi là người bạn nhỏ đồng hành với con người cả hôm nay và mai sau.
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.
Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.
Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ: dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước. Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập cổ. Những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Sau đó, họ vẽ những chữ tượng hình lên tường hoặc giấy cói. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim.
Trong thế kỷ 16, bút làm bằng lông cánh chim thiên nga trở thành dụng cụ viết số một với những ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép từ bàn tay nhằm tạo ra những nét thanh, nét đậm. Ống lông có thể lưu trữ mực đủ để viết nhiều dòng.
Đến giữa thế kỷ 19, kim loại được sử dụng để chế tạo đầu bút vì dễ làm được chuẩn xác mà lại bền. Thế nhưng, người viết vẫn phải chấm bút vào lọ mực nên mỗi khi di chuyển thì rất phiền phức.
Năm 1884, anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman phát chán với những bất tiện trên đã tiến hành một cuộc cách mạng trong thế giới bút. Waterman phát hiện ra rằng lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Và cuộc cách mạng bắt đầu.
Bút máy gồm có ba phần nắp bút được làm bằng nhôm, có khi được mạ đồng. Thân bút có thể chia thành ba phần: bình mực dự trữ, ống dẫn và ngòi bút. Trong đa số bút máy hiện đại, phần này dự trữ mực theo hai cách. Một cách đơn giản là đổ mực vào bình. Cách thứ hai sử dụng hệ thống pistol. Ống dẫn đưa mực xuống ngòi bút bằng một loạt các rãnh.
Bút máy tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào lực tay người viết, góc độ của bút với mặt giấy và độ quay của đầu ngòi bút. Hiệu quả là những nét tao nhã được tạo nên và hình thành cả nghệ thuật viết chữ đẹp.
Những kim loại quý đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ngòi bút, giúp ngòi bút có độ bền và viết đẹp hơn. Thường thì người ta dùng ngòi bút bằng thép không rỉ hoặc mạ vàng. Ở dạng nguyên chất, vàng không đáp ứng được những tiêu chuẩn đàn hồi nên dùng vàng pha là tốt nhất. Loại vàng hay được sử dụng để chế tạo ngòi bút là vàng mười bốn nghìn và vàng mười tám.
Đầu ngòi bút không thể làm bằng vàng vì sẽ nhanh mòn trong thời gian ngắn. người ta chọn một chất liệu rắn, thường là Iridium hoặc Rhodium. Nhờ đó, người dùng có thể viết cả đời mà đầu bút vẫn nguyên vẹn. Thân bút thường làm bằng những chất liệu bền để nâng tuổi thọ cho cây bút. Những cây bút máy đời đầu có vỏ bằng cao su đã qua xử lý lưu huỳnh rất chắc chắn.
Ngày nay, các nhà sản xuất sử dụng những chất liệu hiện đại hơn. Ở Italia, người ta dùng Celluloid cho những cây bút đắt tiền. Loại chất liệu này có khả năng chống va đập rất tốt và có thể tạo nên vẻ tao nhã, lịch lãm. Những cây bút làm bằng celluloid lúc mới dùng có mùi long não do có chất này trong quá trình nitơ hóa celluloid. Axetat hay nhựa tổng hợp cũng là các chất liệu quen thuộc đáp ứng được yêu cầu về độ bền.
Loại bút vừa túi tiền thường có thân được làm bằng đồng thau phủ sơn, giúp cây bút có độ thăng bằng tốt và có dáng vẻ bắt mắt. Những chất liệu hiện đại giúp tạo nên nhiều màu sắc cho cây bút hơn. Còn với những cây bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng hoặc thậm chí cả bạch kim.
Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại bút máy của các hãng nổi tiếng. Những cây bút đẹp của hãng Paker. Những nét bút lướt nhẹ nhàng trên giấy tập của hãng Pilot và nhiều hãng khác. Giá thành những cây bút cao cấp này không dưới 100$ một cây. Những cây bút làm bằng vàng hoặc mạ vàng, giá thành không dưới 1000$.
Bút không có thuộc tính chọn chủ như những cây đũa phép trong truyện Hary Potter. Con người chọn nó tùy vào túi tiền, cá tính của họ. Có cây giá bình dân 15.000đ đến 20.000đ… loại được ưa chuộng nhất trên thị trường, cũng có cây lên cả bạc triệu.
Nhìn bút, con người biết được "đẳng cấp" của nhau, nhìn vào nét chữ họ đoán tính cách, đánh giá những gì thành chữ họ rõ trình độ của nhau.
Một cái áo cà sa không làm nên ông thầy tu, một cây bút tốt, đắt đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng.
Ngày nay, nhiều loại bút bi đa dạng nhiều kiểu dáng và giá thành rẻ đã ra đời và chiếm lĩng thị trường văn phòng phẩm; đã xuất hiện nhữhng cây bút điện tử thông minh. Liệu cây bút máy còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa?
Nhưng, dù bút hiện đại có đa dạng cỡ nào cũng không thể thay thế được bút máy bởi những nét chữ thanh đậm sống động, có hồn đòi hỏi con người phải gai công rèn luyện. Cây bút máy dù bị thu hẹp thị trường nhưng giá trị của nó vẫn không thể nào thay đổi với thời gian.
"Dù cho sống thác ai ơi
Bút ta vẫn sống trọn đời tươi vui"