hãy viết bài thơ"đập đá ở côn lôn"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hẳn với mỗi gia đình thì ngoài những cây cảnh để tạo không khí gia đình trong lành, gần gũi với thiên nhiên thì những đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, tủ lạnh, ti vi...là những đồ dùng không thể thiếu để phục vụ tiện ích cho gia đình. Nếu thiếu những trang thiết bị gia đình thì cuốc sống sẽ không đi vào vận hành được phải không nào. Mỗi một loại đồ dùng có những tiện ích riêng, nếu chiếc quạt để làm mát vào những ngày hè, tủ lạnh để giữ an toàn và vệ sinh cho thực phẩm trong ngày hay chiếc ti vi để phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn tinh thần thì những chiếc phích nước nhỏ bé, tiện ích sẽ là người trợ lí đắc lực của bạn trong mùa đông. Có thể có ra đời rất nhiều loại thiết bị hiện đại như máy sưởi, bình giữ nhiệt hay túi giữ nhiệt...nhưng thử hỏi nếu mỗi khi khách đến chơi nhà muốn pha ấm trà nóng, thảo thơm để tỏ lòng hiếu khách thì bạ lại phải lật đật đi đun nước nóng ư? Vậy thì giải pháp chính là chiếc phích nước giữ nhiệt rất tiện ích này cho bạn. Mỗi khi bạn đun nước xong đổ nước vào nó thì mỗi khi dùng sẽ không phải mất công đun nước mà có ngay để dùng, thật tiện phải không nào. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn thuyết minh về đồ dùng trong gia đình là chiếc phích nước nhé.
Bình thủy có rất nhiều mẫu mã và loại khác nhau và của nhiều hãng trong đó hãng phích nước Rạng Đông là thương hiệu nổi tiếng ngày xưa
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CHIẾC PHÍCH NƯỚC BÌNH THỦY
1.MỞ BÀI: Giới thiệu về chiếc phích nước
2.TH N BÀI:
Nguồn gốc: Được phát minh bởi nhà vật lí học Sir James Dewar.
Đặc điểm:
Gồm hai phần ruột và vỏ.
Ruột làm bằng thủy tinh được tráng bởi một lớp bạc.
Phần vỏ có nhiều loại có và thường làm bằng nhựa có in các họa tiết để tăng tính thẩm mĩ.
Công dụng:
Giữ nhiệt đặc biệt là mùa đông.
Cách bảo quản:
Khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy
Vệ sinh bình thường xuyên bằng nước giấm.
3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò và giá trị sử dụng của phích nước.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CHIẾC PHÍCH NƯỚC(BÌNH THỦY) LỚP 9
Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong nhà chúng ta phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc phích nước nhé.
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.
Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24-30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của li trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.
Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.
Hi vọng rằng chiếc phích nước sẽ là người bạn giữ nhiệt đáng yêu và tiện ích của bạn. Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vât dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
Thuốc lá không đồng hành với tuổi trẻ! - Bạn muốn tạo cho mình một hình tượng bên ngoài lịch lãm? Thuốc lá làm hỏng hình tượng của bạn: hôi miệng, vàng răng, da nhăn, môi tái... - Bạn muốn là thanh niên năng động và khỏe mạnh? Thuốc lá gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe: viêm họng, viêm phổi, bệnh tim mạch, ung thư... - Bạn muốn tương lai có một gia đình hạnh phúc? Thuốc lá gây suy yếu khả năng sinh sản: bất lực, liệt dương, vô sinh, sinh non, thai dị dạng... - Bạn muốn vun đắp cho kinh tế của mình? Thuốc lá vừa tốn tiền mua vừa tốn tiền chữa bệnh do nó gây ra. - Bạn muốn tự do, độc lập? Thuốc lá khiến bạn phải lệ thuộc vào nó. Thuốc lá là người bạn tồi! Không có dạng thuốc lá nào là không có hại! Hiện nay các công ty sản xuất thuốc lá đang tiếp thị rất mạnh các thuốc lá "nhẹ" (light, ultra-light, mild, low tar) đựợc cho lá ít hoặc không có hại cho sức khỏe. Sự thật thì thuốc lá loại nhẹ tuy có lọc bớt nhựa nhưng một khi đã nghiện và muốn có cảm giác thì người hút phải rít thuốc nhiều lần hơn đồng thời rít sâu hơn làm cho khói thuốc len vào tận cùng của phổi. Thuốc lá dạng nhẹ cũng gây hại cho sức khỏe và gây nghiện như bất kỳ dạng thuốc lá nào khác. Hút thuốc lá không còn là "sành điệu"! Gần 90% bạn trẻ các nước phát triển không hút thuốc lá Thống kê từ năm 1999 đến nay, chỉ riêng ở Mỹ, số lượng thanh thiếu niên hút thuốc lá đã giảm xuống đáng kể. Trong số những thanh thiếu niên có hút thuốc, hơn 80% đều muốn từ bỏ. "Văn minh lịch sự là không hút thuốc lá" là khẩu hiệu của đa số bạn trẻ ở các nước phát triển trong những năm gần đây. Họ ủng hộ những lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng, lệnh tăng thuế thuốc lá v.v... để hưởng quyền được thở bầu không khí không khói thuốc. Từ chối thuốc lá: dễ hay khó? Có nhiều cách để nói KHÔNG mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã giao: + Từ chối một cách lịch sự nhưng kiên quyết: Cám ơn. mình không hút thuốc lá. + Nêu một lý do liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân: Mình bị đau họng (hoặc bị dị ứng, khó thở do khói thuốc), cám ơn bạn. + Nêu những tác hại của thuốc lá mà mình biết: Cám ơn mình không muốn bị ung thư phổi (hoặc bị đau họng, hôi miệng, vàng răng...) Thuốc lá đừng dùng thử dù chỉ một lần! Tuổi trẻ góp phần tạo nên một môi trường trong lành không khói thuốc - Bản thân không hút thuốc lá và là tấm gương, hình ảnh "Thanh niên tích cực, lành mạnh" trong mắt bạn bè - Vận động bạn bè, gia đình không hút thuốc và bỏ thuốc - Cung cấp thông tin, hỗ trợ bạn bè chúng ta cùng tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá - Bày tỏ thái độ không đồng tình với những người hút thuốc lá - Thành lập hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh: văn nghệ, chơi thể thao... - Tham gia các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tai trường học, khu phố... Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng Nhằm bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá, nghị định 45/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chánh từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người hút thuốc ở những nơi công cộng như: rạp hát, rạp chiếu phim, bệnh viện, thư viện, bến xe, sân bay, nhà ga và trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách, máy bay, tàu hỏa... |
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.
Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.
Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.
Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.
Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.
Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.
Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai :
- Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt , dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối Đồng Minh Anh- Pháp –Mỹ và phát xít Đức – Ý – Nhật .
- Chính sách thỏa hiệp của Anh- Pháp-Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức- Ý- Nhật châm ngòi cho chiến tranh .
- Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt .
- Hít -le chiếm Tiệp Khắc (3-1939) .
- Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp- Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít le đánh Châu Âu.
-Ngày 1-9-1939 tấn công Ba Lan nên Anh- Pháp tuyên chiến với Đức , chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ .
II. Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .
Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
Ý nghĩa
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .
Bn xem sách giáo khoa điện tử Lịch sử 8 ý ( nếu quên sách )
-Học tốt-
Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.
Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.
Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.
Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.
Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.
Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.
Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.
Đập đá ở Côn Lôn
"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con."
Phan Chu Trinh