K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Từ hình 3.2, ta có thể thấy Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành là do:

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lo-gic, xử lí sử liệu (phân tích, tổng hợp), điền dã,… Đồng thời, Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,…).

- Những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị-xã hội cụ thể đều gắn với mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc cách phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Bên cạnh đó, một số đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,…

Ví dụ: Khi nghiên cứu về công cụ đá ghè một mặt và rìu tay Gò Đá (An Khê, Gia Lai), Sử học khai thác tri thức của các ngành khoa học như Văn hóa học, Xã hội học, Khảo cổ học,...

3 tháng 2 2023

Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.

- Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện ở việc:

+ Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

+ Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

+ Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

3 tháng 2 2023

Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

- Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thúc đẩy quá trình tan băng ở Bắc cực. Điều này thể hiện ở việc:

+ Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỉ XVIII với việc sử dụng quy mô lớn các nguồn nguyên – nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…), con người đã xả thải ra môi trường một lượng cực lớn các khí thải như: CO2, Metan… Các khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phả xa ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên

+ Ngoài ra, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi của con người theo thời gian cũng tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tác động từ hiện tượng băng tan đối với nhân loại:

+ Hiện tượng băng tan sẽ dẫn đến việc gia tăng mực nước biển, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền. Từ đó, khiến diện tích đất liền bị sụt giảm, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm; đất đai các vùng ven biển bị nhiễm mặn, khó có thể canh tác

+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...

3 tháng 2 2023

B1: Liên hệ thực tế.

B2: Vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ di tích lịch sử

Kiến thức lịch sử mà em đã từng dùng để giải quyết tình huống gặp phải trong cuộc sống đó là:

Em quê ở làng Viên Châu- Cổ Đô- Ba Vì- Tp Hà Nội. Đình làng em được xây dựng vào thế kỉ XVII, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Các bạn nam cùng trang lứa hay chơi đá bóng ở sân đình, đôi khi đá lên mái đình, hồ, mắc các đồ vậy lên cảnh quan xung quanh gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây hư hại di tích. Vì vậy em đã giải thích giá trị lịch sử của ngôi Đình làng và rủ các bạn ra bãi trống ở sông Hồng để đá bóng, tránh làm hư hại di tích.

3 tháng 2 2023

Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết

Nội dung câu truyện: Giữa mùa thu năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp: Thưa Bác không ạ!

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan củ một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?

Người tiếp tục căn dặn: đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

Nhận xét: Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Nguồn gốc câu truyện và cách thức sưu tầm:

Nguồn gốc: Câu truyện được dẫn theo sách Bác Hồ kính yêu của nhà xuất bản Kim Đồng.

- Cách thức sưu tầm:

+ Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu

+ Chọn lọc, phân loại thông tin

+ Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện trong sách: Bác Hồ kính yêu với Tập 3 của seri phim tài liệu Khát vọng Hồ Chí Minh – Khát vọng Việt Nam; đối chiếu với các bài báo trên Internet…)

3 tháng 2 2023

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

3 tháng 2 2023

- Cách thức sưu tầm, thu thập sử liệu:

+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập

+ Thu thập thông tin thông qua các phương pháp: phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát,quan sát, điền dã..

+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Cách thức xử lí thông tin, tư liệu:

+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá

+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh..

3 tháng 2 2023

- Cần phải học tập lịch sử suốt đời, vì:

+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Ví dụNhững kiến thức lịch sử chúng ta được học ở trường phổ thông hiện nay chỉ là một phần nhỏ, cho ta biết những điểm nổi bật trong tiến trình phát triển của nhân loại (nói chung) và của dân tộc (nói riêng). Muốn hiểu biết đầy đủ, ngoài SGK, chúng ta cần phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu tri thức lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, như: các sách chuyên khảo; tạp chí nghiên cứu; phim tài liệu…

3 tháng 2 2023

Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Vai trò tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

- Ý nghĩa quan trọng:

+ Giúp con người nhận thức được cội nguồn,bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và chung sống trong thế giới đa dạng.

+ Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh gặp những sai lầm trong quá khứ.

+ Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ và thời cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động phát triển của hiện tại.

3 tháng 2 2023

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần:

+ Tự mình phấn đấu, rèn luyện và trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc.

+ Xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa, tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của mọi người trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi người đối với di sản văn hóa tốt đẹp của đất nước.  

+ Tham gia tích cực các phong trào, hoạt động tìm hiểu về lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương; tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

3 tháng 2 2023

Vào lúc 14 giờ ngày 2/9/1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên lễ đài trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện 2-9-1945:

- Sử liệu thành văn là Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, hiện đang lưu giữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

- Sử liệu hình ảnh gồm những hình ảnh và những thước phim ngắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập.