K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2020

Câu 1. So sánh nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thứ nhất và nguyên nhân chiến tranh thứ hai:

*Chiến tranh thế giới 1:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 -1902): Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

*Chiến tranh thế giới 2:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

*Đánh giá vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

20 tháng 2 2020

Câu 2: *Suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

- Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

*Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người đều được sống trong hòa bình, chùng ta cần phải:

- Chúng ta không nên cổ xúy bạo lực, chiến tranh. Đề cao tinh thần giải quyết mọi vấn đề trong hòa bình.

- Giáo dục lớp trẻ cần phải đoàn kết, hữu nghị không ủng hộ bạo lực.

- Tuyên truyền để hạn chế chiến tranh và hậu quả của nó mang lại.

10 tháng 12 2019

Dưới đây là 1 số ý cô tổng hợp, em có thể bổ sung nhé

Các triều đại Trung Quốc chủ trương độc tôn Nho giáo vì
Thứ nhất, Nho giáo chủ trương lấy giáo dục, ôn hòa trị nước, phù hợp với thời kỳ hòa bình, thịnh trị. Hơn nữa, sự thành lập các triều đại hầu hết là phải trải qua chiến tranh, nên dùng nho giáo sẽ làm nhân dân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn là pháp luật.
Thứ hai, Nho giáo tập trung vào tư tưởng trung quân ái quốc, trung thành tuyệt đối với vua, do đó, hướng người dân và các sĩ phu đến tư tưởng phải tuyệt đối trung thành với vua.
Thứ ba, Nho giáo coi vua – thiên tử là người đứng đầu duy nhất, nên sẽ tạo nên sự thống nhất trong thiên hạ. Nếu 1 ai đó đứng lên chống đối và tự xưng vua, thì tự các sĩ phu sẽ chống lại người đó vì họ đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng chỉ có 1 thiên tử trong thiên hạ.
Thứ năm, Nho giáo tạo ra sự ổn định trong xã hội, trong nho giáo có tam cương, là mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng. Nó ràng buộc con người vào đó, tạo nên sự ổn định từ gia đình đến nhà nước.
Thứ sáu, Nho giáo có ngũ thường, nhân lễ nghĩa trí tín, nó hình thành nên tính cách một con người, buộc con người phải cố gắng thay đổi bản thân theo đó, từ đó góp phần tạo nên những con người nề nếp trong xã hội.
Thứ bảy, Nho giáo trọng giáo dục, thúc đẩy con người học tập, triều đình cũng có thể tuyển quan lại qua con đường thi cử nho học, vừa bổ sung nguồn nhân lực, vừa thúc đẩy con người học tập để làm quan, từ đó càng trung thành với nhà nước phong kiến.

8 tháng 12 2019

Điểm giống nhau:

- Đều phát minh ra lịch pháp từ sự quan sát thực tế.

- Có chữ viết được bắt nguồn từ chữ viết cổ

- Kiến trúc phong phú, sáng tạo, có giá trị về nghệ thuật

Đây là mình khái quát theo ý mình thui nha, mình k chắc lắm đâu. Hihileuleu

8 tháng 12 2019

cảm ơn bạn

7 tháng 11 2020

Thời gian suy vong :

Phương Đông : Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Phương Tây : Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV