K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em cần hỗ trợ bài nào em he?

2 tháng 8 2021

làm hết đuy anh ! =)

1 tháng 8 2021

Ánh trăng đẹp nhất là lúc trăng tròn, nhìn nó sáng rực cả bầu trời đêm cùng với những vì sao lấp lánh. Mỗi khi ngắm cảnh đêm trăng, em cảm thấy lòng mình thứ thái và bình yên đến lạ.

Cứ mỗi khi bầu trời trong xanh, ánh trăng sáng tỏ một vùng em lại ngồi nhìn và ngắm cảnh bầu trời đêm hay những khi cảm thấy trong lòng ôi sao quá nổi u buồn, thì lại muốn được thả hồn mình vào bức tranh tuyệt vời của cảnh đêm yên lặng. Trăng cứ to tròn vành vạnh, chiếu những ánh sáng óng vàng xuống những con đường, dòng sông, những mái ngói, những ô cửa sổ. Tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng,yên bình.

Trời hôm nay lại có gió mát; ngồi ngắm trăng thật là điều tuyệt vời. Xa xa, lũ trẻ hàng xóm đang tổ chức các trò chơi dân gian như ô ăn quan, năm mười, nhảy dây, đuổi bắt,…trông thật là vui vẻ. Ánh trăng như là bóng đèn điện soi sáng khắp nơi, khiến cho không khí hôm nay sôi nổi hơn hẳn. Nhưng mọi hoạt động diễn ra dưới ánh trăng lại vô cùng thanh bình, nhẹ nhàng, người thì ngồi bên ấm trà mạn, người thì tụ tập đánh cờ tướng, các bà các cô thì ngồi quay quần bên dĩa trái cây và trò chuyện,…. Còn em, thì đang nằm trên chiếc chõng che của bà nội, ngước lên bầu trời, và ngắm nhìn những ngôi sao như đang tổ chức trò chơi, chúng tạo nên những hình thù vô cùng đẹp mắt và kì lạ, long lanh lúc ẩn lúc hiện, khiến bầu trời càng thêm đẹp huyền ảo.

Trăng càng lên cao bầu trời càng trong vắt và đen thẫm như một chiếc áo nhung đang thướt tha. Trải dài một màu đen huyền lên dòng sông làng, cùng với gió tạo nên những gợn sóng nhỏ lăn tăn, lăn tăn, ánh lên một chút sắc vàng như những viên pha lê vậy. Vẻ đẹp đêm trăng thật tuyệt vời và thơ mộng là thế thì bởi làm sao mà các nhà thơ không họa vần cho được. Đêm trăng như hiểu được nổi lòng trắc ẩn, như nàng thơ của các thi sĩ. Ngắm trăng, thưởng thức thơ trăng, lắng nghe tiếng côn trùng tạo nên một khúc nhạc đồng quê. Em cảm thấy sao quá gần gũi và mộc mạc thân thương.

Tạo hóa thật khéo khi ban tặng vầng trăng, những ngôi sao, không gian cho con người, khiến em chìm vào mãi không thôi. Em càng cảm thấy yêu thiên nhiên và cảnh vật của quê hương mình, yêu cái yên bình nơi này hơn bao giờ hết. Mai này, dù có phải đi xa quê hương thì em vẫn mãi nhớ về những kỉ niệm êm đềm, những đêm trăng lãng mạn thật đẹp này.

29 tháng 7 2021

TK:

Hai câu thơ như một chân lí. Tư tưởng ấy, chân lí ấy là nền tảng cho mọi suy nghĩ hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương bắc. Hơn ai hết, Nguyễn trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc, ý dân là ý trời. ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. muốn cho dân được sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có quan hệ hặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

27 tháng 7 2021

2 điều quan trọng 1 bài văn như vậy chị nghĩ nó sẽ không tập trung vào ý nào hết á, nó sẽ bị loãng ý, em có thể xem lại đề không?

27 tháng 7 2021

1 bài văn mà bắt viết  2 ý quan trọng thì em bó tay chịu trói

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:MỘT NGƯỜI THẦY!Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:-Thầy có nhớ em không ạ?Thầy giáo nói:- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MỘT NGƯỜI THẦY!

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Người thầy đáp:

-Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!

 

 

                            

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Tâm trạng của người học trò diễn ra như thế nào trong quá trình người thầy tìm đồng hồ?

Câu 3: Vì sao người thầy lại nhắm mắt khi tìm chiếc đồng hồ cho học sinh bị mất?

Câu 4: Viết một đoạn văn (7-9 dòng) về ý nghĩ gợi ra từ văn bản

 

1
27 tháng 7 2021

Câu 1 : PTBĐ : Tự sự

Câu 2 : Tâm trạng người học trò diễn ra lo sợ, hồi hộp vì nghĩ rằng mình sẽ bị phát giác việc lấy trộm trong lúc người thầy tìm đồng hồ. 

Câu 3 : Vì người thầy nghĩ rằng việc lấy cắp chỉ là hành động nhất thời bồng bột, thầy không muốn lưu lại việc đó như một vết nhơ trong trí nhớ của những người học sinh và tin rằng, họ sẽ tự biết sửa đổi để trở thành những con người tốt hơn. 

Câu 4 : Đoạn văn gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về người thầy, đặc biệt là cách giáo dục hướng thiện mà thầy luôn hướng tới. Trong câu chuyện chứa đựng tính nhân văn, vị tha, người thầy giáo dù biết cậu học trò phạm lỗi nhưng sẵn sàng khoan dung, tha thứ. Chính nền tảng hướng thiện đó có vai trò rất lớn nâng đỡ góp phần hình thành nhân cách của người học trò sau này. Chúng ta càng đồng ý với việc giáo dục chính là hướng thiện chứ không phải sự trừng phạt, mỗi thầy cô giáo phải biết vun đắp chứ không đơn thuần là "triệt hạ". Và cũng phần nào học tập được đức tính hối lỗi, ngay thẳng và sửa chữa sai lầm của mình từ người học trò.

Đoạn văn mình viết hơi mông lung vì chưa xác định được trọng tâm cho lắm nha :v 

26 tháng 7 2021

undefined

undefined

 

26 tháng 7 2021

:D

25 tháng 7 2021

"Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"

Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.

 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn

Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự