K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2018

Từ tây sang đông có những dạng địa hình: núi, gò đồi, đồng bằng, biển.

6 tháng 11 2018

từ tây sang đông có các dạng địa hình :núi, gò đồi, đồng bằng, biển đảo

5 tháng 11 2018

1. Ý nghĩa:

- Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tài phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các neàrth sản xuất, dịch vụ và dân cư.
- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

5 tháng 11 2018

1.

I.ĐƯỜNG SẮT
Ưu điểm:
Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.
Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao => tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn => tuyến đường cố định.

II. Đường bộ
Ưu điểm:
Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
Nhược điểm:
Tốn nhiên liệu vận chuyển.
Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
Tai nạn giao thông đường ô tô
Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế. Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa.
Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại.
Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường.

V. Đường Biển

Ưu điểm:
Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.
Nhược điểm:
Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

VI. Đường Hàng Không
Ưu điểm:
Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.
Nhược điểm:
Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.
Gây ô nhiễm môi trường.

5 tháng 11 2018

- Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử

5 tháng 11 2018

cảm ơn bạn

5 tháng 11 2018

1) Công trình kỳ nào là kỳ quan cổ đại duy nhất còn đứng vững cho đến bây giờ?

Đáp án : Đại Kim Tự Tháp Giza (Ai Cập)

2) Con sông dài nhất thế giới là ?

Đáp án : Sông Amazon

5 tháng 11 2018
1) Công trình nào là kỳ quan cổ đại duy nhất còn đứng vững cho đến bây giờ?

Đáp án:..Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp).

2) Con sông dài nhất thế giới là ?

Đáp án:.....Sông Nile ​......

5 tháng 11 2018

Để trả lời câu hỏi này em hãy dựa vào đặc điểm sinh thái của cây ngô, cây lúa và điều kiện tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi như thế nào đối với cây ngô hơn là cây lúa.

Chúc em học tốt!

5 tháng 11 2018

vì ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô hơn như cây ngô có thể chịu được khí hậu lạnh của vùng...

19 tháng 1 2019

*Công nghiệp khai thác nhiên liệu :

❄Công nghiệp khai thác than :

+ Phân bố : Quảng Ninh (chủ yếu)

+ Sản lượng : 40 triệu tấn/năm

* Cnghiệp khai thác dầu khí :

+ Phân bố : chủ yếu ở Đông Nam Bộ

+ Sản lượng : hàng trăm triệu tấn dầu, hàng tỉ m3 khí.

*Công nghiệp điện :

- Gồm : Thủy điện và nhiệt điện

- các nhà máy đặt gần những nơi có nguồn năng lượng.

*Cnghiệp chế biến lương thực thực phẩm :

- Là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sxuất công nghiệp gồm các ngành :

+ chế biếm sphẩm trồng trọt

+ chế biến sphẩm ngành chăn nuôi

+ chế biến thủy sản

=> nhận xét : ngành chế biến lương thực thực phẩm phân bố khắp cả nước, tập trung nhất ở các thành phố lớn.

* Công nghiệp dệt :

- là ngành qtrọng, sphẩm đa dạng, xuất khẩu đi nhiều nước

- Sdụng nhiều lao động ko đòi hỏi trình độ cao

- Thị trường tiêu thụ rộng

- Trung tâm dệt may lớn nhất nước ta : Tphố. HCM, Hà Nội, Nam Định

12 tháng 10 2018

Các ngành CN trọng điểm ở nước ta.

+ CN năng lượng

+ CN dệt may

+ CN hoá chất, phân bón, cao su

+ CN vật liệu xây dựng CN cơ khí, điện tử…

Mọi người giúp em trả lời các câu hỏi này với ạ! Em cám ơn mọi người nhiều! Câu 1: Trong thời kì đổi mới, kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào? Câu 2: Lập sơ đồ các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp, công nghiệp ở nước ta. Câu 3: Hoàn thiện sơ đồ cơ cấu nông nghiệp của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng...
Đọc tiếp

Mọi người giúp em trả lời các câu hỏi này với ạ! Em cám ơn mọi người nhiều!
Câu 1: Trong thời kì đổi mới, kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào?
Câu 2: Lập sơ đồ các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp, công nghiệp ở nước ta.
Câu 3: Hoàn thiện sơ đồ cơ cấu nông nghiệp của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực.
Câu 4: Cho biết cơ cấu rừng của nước ta. Ý nghĩa của rừng, đầu tư trồng rừng mang lại lợi ích gì? Tại sao phải bảo vệ rừng?
Câu 5: Nêu những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi trồng thủy sản.
Câu 6: Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
Câu 7: Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm. Các ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên những thế mạnh nào?
Câu 8: Lập sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 9: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta?

0
4 tháng 11 2018

-- Tham khảo--

Tài nguyên du lịch nước ta gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

- Tài nguyên du lịch tự nhiên :

+ Địa hình : nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển, có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng: Nha Trang, Phan Thiết, Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bà Rịa - Vũng Tàu...; các đảo ven bờ (Phú Quốc, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ...).

+ Khí hậu : đa dạng, phân hóa nhiều kiểu khí hậu (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm.

+ Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng (Quang Hanh, Kim Bôi…)

+ Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…).

- Tài nguyên nhân văn :

+ Di tích : nước ta có khoảng 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 3 di dản văn hóa vật thể và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

+ Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực



Tài nguyên du lịch nước ta gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

- Tài nguyên du lịch tự nhiên :

+ Địa hình : nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển, có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng: Nha Trang, Phan Thiết, Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bà Rịa - Vũng Tàu...; các đảo ven bờ (Phú Quốc, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ...).

+ Khí hậu : đa dạng, phân hóa nhiều kiểu khí hậu (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm.

+ Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng (Quang Hanh, Kim Bôi…)

+ Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…).

- Tài nguyên nhân văn :

+ Di tích : nước ta có khoảng 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 3 di dản văn hóa vật thể và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

+ Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…


30 tháng 10 2019

Câu 1: *Nhận xét:Dân cư nước ta phan bố không đồng đều:

-Mật độ dân số nước ta năm 2006 là 254 người/km vuông.

-Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng:đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng lại chiếm tới 75% dân số cả nước.

-Có sự khác nhau giữa các vùng kinh tế:Dồng bằng sông Hồng(1225 người/km vuông) với Tây nguyên (89 người/km vuông) gấp 13,76 lần;Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km vuông) với Tây Bắc(69 người/km vuông) gấp 17,75 lần,...

-Trong nội bộ một vùng kinh tế:Đông Bắc(148 người/km vuông) với Tây Bắc(69 người/km vuông) gấp 2,14 lần,...

-Giữa đồng bằng phía Bắc với đồng bằng phía Nam:Đồng bằng sông Hồng(1225 người/km vuông) với Đồng bằng sông Cửu Long(429 người/km vuông) gấp 2,86 lần,...

-Giữa thành thị và nông thôn: Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn, nhưng tỉ lệ ngày đang giảm xuống.Năm 2005,thành thị chiếm 26,9 %, nông thôn chiếm 73,1 %.

-Dân cư phân bố không đồng đều trong mối quan hệ so sánh với điều kiện phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

*Giải thích:

-Điều kiện tự nhiên:Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên địa hình, đất, nước , khí hậu,...) thuận lợi cho sản xuất, cư trú và sinh hoạt nên dân cư tập trung đông, mật độ cao.Miền núi điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và cư trú nên thưa dân, mật độ thấp.

-Trình độ phát triển kinh tế và khá ngang khai thác tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế.Đồng bằng trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp nên mật độ cao.Miền núi kinh tế phát triển kém, chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và nghề rừng,...nên thưa dân , mật độ thấp.

-Lịch sử khai thác lãnh thổ:Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như đồng bằng sông Hồng có mật độ cao.Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá gần đây , nên mật độ thấp hơn.