K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
21 tháng 4 2020

1.C

2.D

21 tháng 4 2020

1. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc mới và khác lớp người đi trước là:
c. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê-nin kết hợp độc lập với chủ nghĩa xã hội

21 tháng 4 2020

– Ngày 13/8/1945: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ban bố “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

– Từ 14/8 – 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

– Từ 16/8 – 17/8/1945: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh.

– 16/8/1945: Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên; mở đầu tổng khởi nghĩa.

  • Giành chính quyền ở Hà Nội:

– Từ sau đảo chính Nhật – Pháp, không khí cách mạng ngày càng sôi sục.

– Ngày 15/8/1945: Mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ.

– Ngày 19/8/1945: Một cuộc biểu tình lớn ở quảng trường Nhà hát thành phố do Mặt trận Việt Minh tổ chức, kêu gọi nhân dân đứng lên dành chính quyền – Bài Tiến quân ca vang lên.

– Sau đó là cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã thắng lợi.

– Ý nghĩa: Cổ vũ cả nước, làm kẻ thù hoang mang dao động.

  • Giành chính quyền trong cả nước:

– 14 – 18/8: Đã có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.

– Dành chính quyền ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).

– Từ 19 – 28/8: Đồng loạt các địa phương trong cả nước đứng lên giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

+ Ngày 30/8: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

+ Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

21 tháng 4 2020

Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau,

– Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,…).

– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.

Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ.

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

21 tháng 4 2020

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).

-Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.

- Ngày 4-4-1949, Mĩ và 11 nước phương Tây đã kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vácsana, một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.


=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vácsana đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.

-Trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô-Mĩ.

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,...

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới xu thế hợp tác xuất hiện trên thế giới.

- Sự suy giảm về kinh tế, đặc biệt là Liên Xô.

- Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

=>Tháng 12/1989, tại Manta, Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.



21 tháng 4 2020

Trình bày những nội dung chính về phong trào dân tộc dân chủ và phong trào công nhân 1919-1926?

Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi, trước hết là ở các thành thị.
Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long., đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với thực dân Pháp, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi.
Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo. v.v...) được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên...
Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ. Người nhà quê, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã, Nam đồng thư xã. Tháng 6 - 1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).

Điểm tích cực và hận chế của phong trào trong giai đoạn này là gì?

Tích cực:

- Phong trào của tiểu tư sản có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước.

- Truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, những tư tưởng cách mạng mới.

Hạn chế:

- Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.

- Phong trào đấu tranh còn bồng bột, chưa có chính đảng lãnh đạo.



21 tháng 4 2020

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp đã làm xã hội phân hóa như thế nào? Thái độ cách mạng của từng tầng lốp giai cấp ra sao?

* Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

- Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

* Giai cấp nông dân:

- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

* Tầng lớp tư sản:

- Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

- Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

* Tầng lớp tiểu tư sản:

- Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...

- Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

- Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

* Đội ngũ công nhân:

- Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

21 tháng 4 2020

- Sau Hiệp định sơ bộ (6 -3 – 1946) và Tạm ước (14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta.

+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

21 tháng 4 2020

1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

- Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ở Bắc Bộ, cuối tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v.. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Trước tình hình trên, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.

Lời kêu gọi có đoạn:

"... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ...

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ..."

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Câu 1. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản A. có nền kinh tế phát triển nhất. B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới. D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh...
Đọc tiếp

Câu 1. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là

A. công nghiệp dân dụng.

B. công nghiệp phần mềm.

C. Công nghiệp xây dựng.

D. Công nghiệp hành không vũ trụ.

Câu 4. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Anh - Pháp.

B. Mĩ - Đức - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

Câu 5. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chi phí quốc phòng thấp.

B. Con nguời năng động,sáng tạo.

C. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 6. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản sau Chiên stranh thế giới thứ hai bộc lộ rõ nét nhất ở ý nào sau đây?

A. Từ 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 20 lần.

B. Nhật là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Năm 1968, tổng số sản phẩm quốc dân đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ.

D. Từ một nước bại trận, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường.

Câu 9. Để phát triển khoa học- kỹ thuật, ở Nhật xuất hiện những hiện tượng gì ít thấy trong thế giới tư bản?

A. Coi trọng giáo dục quốc dân- khoa học kỹ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp ứng dụng dân dụng.

C. Đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế về khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

D. Chấp nhận đứng dưới Chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 10. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

B. không có quân đội thường trực.

C. không có lực lượng phòng vệ.

D. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

II. Phần tự luận.

Câu 1: Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này

Câu 2. Trình bày những thành tựu của Cu-Ba trong công cuộc xây dựng đất nước?

2
20 tháng 4 2020

Lưu ý : Yêu cầu lần sau đăng câu hỏi tách ra, không đăng 1 lần quá nhiều câu

Câu 1. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là

A. công nghiệp dân dụng.

B. công nghiệp phần mềm.

C. Công nghiệp xây dựng.

D. Công nghiệp hành không vũ trụ.

Câu 4. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Anh - Pháp.

B. Mĩ - Đức - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

Câu 5. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chi phí quốc phòng thấp.

B. Con nguời năng động,sáng tạo.

C. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 6. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản sau Chiên stranh thế giới thứ hai bộc lộ rõ nét nhất ở ý nào sau đây?

A. Từ 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 20 lần.

B. Nhật là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Năm 1968, tổng số sản phẩm quốc dân đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ.

D. Từ một nước bại trận, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường.

Câu 9. Để phát triển khoa học- kỹ thuật, ở Nhật xuất hiện những hiện tượng gì ít thấy trong thế giới tư bản?

A. Coi trọng giáo dục quốc dân- khoa học kỹ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp ứng dụng dân dụng.

C. Đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế về khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

D. Chấp nhận đứng dưới Chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 10. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

B. không có quân đội thường trực.

C. không có lực lượng phòng vệ.

D. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

21 tháng 4 2020

Rất chính xác nhé, lần sau trả lời em cũng có thể tách nhỏ câu trả lời ra để dễ kiểm soát đáp án nhé, không bị loạn đáp án.

Chúc em học tốt!