K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2018

C1 Tự lập là gì?

  • Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

Nêu 5 biểu hiện về tính tự lập

Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

  • Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
  • Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
  • Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.

Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:

  • Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập
  • Tự giặt giũ quần áo của mình
  • Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc
  • Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.

C2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Vì sao?

1) Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà:

- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.

- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên

2) Quyền và nghĩa vụ của con cháu: Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.

C3. Tình huống: bố mẹ Nam li hôn nên Nam bỏ học kiếm tiền nuôi bà. Bạn xấu dụ dỗ nên Nam đã rơi vào con đường nghiện ngập và chờ tòa án xét xử. Lí do nào đã khiến Nam lao vào con đường nghiện ngập? Nếu em là Nam em sẽ xử xự như thế nào?

Nam rơi vào con đường nghiện ngập do:

- Bạn chưa tự chủ được bản thân, nhẹ dạ, cả tin

- Bố mẹ Nam chưa làm tròn trách nhiệm với con cái của mình => Nam phải lao động ở tuổi còn nhỏ, chưa chín chắn

28 tháng 12 2018

bạn chưa ghi câu hỏi kìa

28 tháng 12 2018

câu hỏi là j hả bạnzeref21

26 tháng 12 2018

1.

Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ. Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường. Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

2.

Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà, Hiếu phải cáng đáng cả. Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được, Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần. Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên. Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.

26 tháng 12 2018

tks bạn nhìu nhéok

26 tháng 12 2018

Em ko đồng ý với việc làm của Hoa. Hoa với lan là bạn thân nhưng ko có nghĩa là Hoa nên cho Lan chép bài. Việc làm của Hoa sẽ khiến Lan hay ỷ lại,ko chịu suy nghĩ và việc học hành của lan ngày càng tồi tệ hơn.

Nếu là bạn thân của lan, em sẽ nhắc nhở Lan nên tự làm bài, không được bài của Hoa hay các bạn khác. Em sẽ khuyên bạn nên chịu khó suy nghĩ, học hành chăm chỉ hơn, khi có bài khó, bạn có thể đi hỏi các bạn, thầy cô chứ ko đc phép chép bài.

26 tháng 12 2018

Em không đồng ý. Vì:

Không chỉ học sinh giỏi mà ngay cả những học sinh trung bình, yếu cũng có thể sáng tạo trong học tập. Học sinh học lực trung bình không chỉ tự giác mà cần có khả năng sáng tạo nữa để tạo ra những chất lượng học tập tốt hơn

26 tháng 12 2018

K đồng ý :))

Vì đơn giản là các hs tb, yếu cũng có khả năng lao động và tự giác sáng tạo thôi =))

26 tháng 12 2018

Việc cần thiết để trở thành người biết lao động tự giác sáng tạo:

+ Học sinh cần phải có kế hoạch trong mọi hành động

+ Tự giác, không để nhắc nhở

+ Chịu khó suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập

+ Rèn luyện kỹ năng hàng ngày

25 tháng 12 2018

tình huống: Nhà cách trường có 1.5 km, nhưng hôm nào Hà cũng được bố mẹ đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Hà cũng được mẹ giặt cho. Thấy vậy Thanh hỏi:

-Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu vẫn chưa tự đạp xe đén trường và tự giặt quần áo được à?

Hà hồn nhiên trả lời:

-Bố mẹ có yêu thương mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của cha mẹ.

Hỏi: a, Em đồng ý với ý kiến của Hà không?

Em không đồng ý với ý kiến của Hà

Ví sao?

Vì:bố mẹ yêu thương con thì con cũng phải biết yêu thương bố mẹ, cần phải cố gắng để bố mẹ đỡ vấtvả vì mình.

Đã là học sinh lớp 8 thì không còn nhỏ nữa, mỗi chúng ta đều có thể tự đi đến trường, tự giặt, ủiquần áo

Bố mẹ yêu thương chăm sóc mình nhưng mình cũng phải biết tự lập

b, Nếu là bạn thân của Hà em sẽ nói với Hà điều gì?

Khuyên Hà nên tự đi đến trường, tự giặt, ủi quần áo để rèn luyện tính tự lập và để bố mẹ đỡ vất vả

c, Em hiểu tự lập là gì?

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác

Ý nghĩa

Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

Cách rèn luyện

Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày

25 tháng 12 2018

1. Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo?

Vì để:

- Tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.

- Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập.

- Không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.

2.Chỉ học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo còn học sinh trung bình, yếu không có. Em có đồng ý không?

Em không đồng ý

Vì sao?

Vì khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân là vô hạn, không quan trọng vào học lực

3.Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà

4.Bản thân em cần phải làm gì để trở thành một người lao động tự giác, sáng tạo?

+ Học sinh cần phải có kế hoạch trong mọi hành động

+ Tự giác, không để nhắc nhở

+ Chịu khó suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập,

+ Rèn luyện kỹ năng hàng ngày

5. Nhà Nam có 6 người: ông bà, bố mẹ, Nam và em Nam. Hằng ngày, bố mẹ Nam bận công việc, không quan tâm đến ông bà. Ngoài giờ học, Nam đọc báo cho ông nghe, đưa bà đi dạo, đấm lưng cho ông bà. Sợ ảnh hưởng đến việc học của Nam nên bố mẹ đã mắng Nam.

a) Nhận xét về hành vi của Nam, bố mẹ Nam.

- Nam đã làm tròn bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

- Bố mẹ Nam chưa làm tròn bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

b) Em học tập được những gì từ bạn Nam.

Lòng hiếu thảo

25 tháng 12 2018

1,Vì để:

- Tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.

- Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập.

- Không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.

2,Em không đồng ý

Vì khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân là vô hạn, không quan trọng vào học lực

3,Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà 4,+ Học sinh cần phải có kế hoạch trong mọi hành động

+ Tự giác, không để nhắc nhở

+ Chịu khó suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập,

+ Rèn luyện kỹ năng hàng ngày

5. Nhà Nam có 6 người: ông bà, bố mẹ, Nam và em Nam. Hằng ngày, bố mẹ Nam bận công việc, không quan tâm đến ông bà. Ngoài giờ học, Nam đọc báo cho ông nghe, đưa bà đi dạo, đấm lưng cho ông bà. Sợ ảnh hưởng đến việc học của Nam nên bố mẹ đã mắng Nam.

a) Nhận xét về hành vi của Nam, bố mẹ Nam.

- Nam đã làm tròn bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

- Bố mẹ Nam chưa làm tròn bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

b) Em học tập được những gì từ bạn Nam.

Lòng hiếu thảo