K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2020

Nhà Nguyễn tiếp tục duy trì bộ máy nhà nước theo mô hình thời Lê nhằm :

A. Gia tăng quyền lực nhà vua

18 tháng 4 2020

Trong chính sách đối ở giai đoạn đầu, Gia Long tỏ thái độ thế nào đối với các nước phương Tây ?

C. Thi hành chính sách "đóng cửa" và đàn áp Công giáo.

18 tháng 4 2020

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến chuyên chế của Nga phải đối phó với những phong trào đấu tranh của nhân dân và các dân tộc ở Nga. Tuy giai cấp tư sản Nga còn yếu so với giai cấp tư sản Tây Âu nhưng những tư tưởng tư sản ở Nga cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Nga, hình thành ở Nga một cuộc vận động cách mạng mới.

Trong lúc mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đang sâu sắc thì Nicolas I đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh Crưm 1853-1856 giữa Nga và Anh, Pháp. Trong cuộc chiến tranh này, sự lạc hậu về mọi mặt của Nga so với các nước làm Nga nhanh chóng thất bại.

Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Crimeé làm cho sự căm thù của quần chúng đối với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc. Từ 1858-1860 đã có hơn 100 cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ. Lênin nhận định về tình hình nước Nga lúc bấy giờ như sau: Trong những điều kiện như thế, người chính khách thận trọng và tỉnh táo nhất sẽ phải nhận rằng một cuộc cách mạng rất có thể xảy ra, khởi nghĩa nông dân là một nguy cơ rất có căn cứ....

Vì vậy, yêu cầu cải cách chế độ là một yêu cầu bức thiết đối với giai cấp thống trị Nga nếu không muốn có một cuộc cách mạng bùng nổ từ bên dưới.

=> Dẫn đến cải cách nông nô ở Nga .

14 tháng 4 2020

Câu 2: Để ngăn chặn quân Tống và quân Mông - Nguyên xâm lược, nhà Lý và nhà Trần đã sử dụng những chiến lược nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

Để ngăn chặn quân Tống xâm lược, nhà Lý dùng chiến lược " Tiên phát chế nhân "

Để ngăn chặn và quân Mông - Nguyên xâm lược, nhà Trần dùng chiến lược " Vườn không nhà trống "

14 tháng 4 2020

Bạn có thể cho mình hỏi tại sao có sự khác nhau của hai chiến đó không ?

14 tháng 4 2020

Câu 3 Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn hóa nước ta dưới triều nguyễn

- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

14 tháng 4 2020

Kinh tế:

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

14 tháng 4 2020

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức (dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò), nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

- Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo.

Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân:

+ Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

+ Xuất hiện một nghề mới: in tranh dân gian.

c) Thương nghiệp

- Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

- Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

=> Đô thị tàn lụi dần.

13 tháng 4 2020

Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, người chỉ huy không phải là vua mà là thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi đợi giặc đến mới đánh. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện “ vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu để giành thắng lợi quyết định. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.

13 tháng 4 2020

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần.

Tương quan

lực lượng

Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế gặp nhiều khó khăn.

Nhà Trần mới xây dựng đã phải liên tiếp 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Nghệ thuật

quân sự

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

* Phân tích:

- Giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần có sự khác nhau về nghệ thuật quân sự. Sự khác nhau này là dựa trên tương quan lực lượng giữa ta và địch.

- Nhà Lý và nhà Trần đã khéo léo phân tích tình hình địch để lựa chọn cách đách phù hợp.

=> Kết quả: đều giành chiến thắng vang dội, giữ vững độc lập dân tộc.



13 tháng 4 2020

Nội dung đâu bạn ?