K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2020

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

30 tháng 12 2020

800km

31 tháng 12 2020

800 km

29 tháng 12 2020

- Vào ngày 22-6, ở vĩ tuyến 66°33,B, có ngày dài suốt 24 giờ (ngày trắng), ở vĩ tuyến 66°33’N đêm dài suốt 24 giờ (đêm trắng).

- Vào ngày 22-12, ở vĩ tuyến 66°33,B, có đêm dài suốt 24 giờ (đêm trắng), ở vĩ tuyến 66°33’N ngày dài suốt 24 giờ (ngày trắng).

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.

- Vào ngày 22-6, điểm cực Bắc có ngày dài suốt 24h, điểm cực Nam có đêm dài suốt 24h. Vào ngày 22-12 thì ngược lại

29 tháng 12 2020

Khi khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở Niu Ooc là 7 giờ sáng (hôm sau)

2 tháng 1 2021

7 giờ sáng (hôm sau)

29 tháng 12 2020

Bạn chọn câu B. ít nhé

29 tháng 12 2020

ngày 22/12(đông chí) ở Nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng là:

A, nhiều 

B. ít

C,ko có ánh sáng

D. Dư ánh sáng ko cần thiết

2 tháng 1 2021

động đất , núi lửa gây ra thiệt hại về tài sản và con người

để hạn chế tác hại của núi lửa , động đất người ta thường báo trước những điểm xảy ra

ở vn có động đất, cường độ rất đa dạng

vn trước kia có núi lửa hoạt động ở tây nguyên

1. Em hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời? Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.2. Cho biết Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian tự quay? 3. Cho biết Trái đất quay quanh Mặt Trời theo hướng nào? Độ nghiêng? Hướng Nghiêng?4. Trái đất có bao nhiêu múi giờ? Việt Nam thuộc múi giờ số mấy?5. Nêu khái niệm và vai trò, cấu tạo của lớp vỏ...
Đọc tiếp

1. Em hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời? Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

2. Cho biết Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian tự quay? 3. Cho biết Trái đất quay quanh Mặt Trời theo hướng nào? Độ nghiêng? Hướng Nghiêng?

4. Trái đất có bao nhiêu múi giờ? Việt Nam thuộc múi giờ số mấy?

5. Nêu khái niệm và vai trò, cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất?

6. Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? - Mức độ thông hiểu:

7. Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

8. Trình bày hệ quả của sự vận động Trái Đất tự quay quanh trục?

9. Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có người sinh sống?

10. Vì sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngày khác nhau trên Trái Đất?

11. Trình bày đặc điểm các dạng địa hình trên Trái Đất? - Mức độ vận dụng:

12. Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

13. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở trên Trái Đất?

14. Nếu Việt Nam là 9h sáng ngày 10/12/2019 thì ở Canberra là mấy giờ? Ở Niudeli là mấy giờ?

15. Khi nửa Cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam và Ôx- trây- lia đang là mùa nào?

16. Em hiểu thế nào về câu ca dao sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sang Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

17. Phân biệt núi già và núi trẻ? Kể tên các núi già , núi trẻ mà em biết.

18. Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

19. Em hãy đọc bài báo sau đây, vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi bên dưới: “Đỉnh Phan - Xi - Păng - những điều cần biết về ‘nóc nhà Đông Dương’ Bạn có biết Phan - Xi - Păng được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi -Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260- 250 triệu năm. Mỗi một năm đỉnh núi này cao thêm 0,032m. Nằm cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là "phiến đá khổng lồ chênh vênh". Chiều cao của đỉnh núi đo đạc năm 1909 là 3.143 m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3.147,3m. Với chiều dài 280 km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất tầm 75km, hẹp là 45 km, gồm ba khối: khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này là địa điểm du lịch lý thú cho du khách thập phương, nó ẩn chứa bao điều kỳ lạ.” a. Núi Phan - xi - păng là núi già hay núi trẻ? Phân biệt đặc điểm đỉnh, sườn của núi già và núi trẻ? Tại sao ngọn núi này vẫn cao lên? b. Núi Phan - xi - păng là núi thấp, trung bình hay núi cao? Năm 2019, đỉnh núi đã cao thêm bao nhiêu cm so với năm 1909?

6
29 tháng 12 2020

giải tất cả bài với, mai mình thi địa rồi khocroikhocroi

29 tháng 12 2020

1 .  Tám hành tinh trong hệ mặt trời : Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời.

2 . Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông . Thời gian quay 1 trục của trái đất là 24 giờ vì 1 ngày có 24 giờ ta có thể nói trái đất có thể quay 1 ngày .

 

 

29 tháng 12 2020

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

#Hoctot

Link : Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp? - Địa lí 6 trang 31 - Tech12h

29 tháng 12 2020

 Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
29 tháng 12 2020

Giống nhau:Đều là lực tác động lên Trái ĐấtKhác nhau:+Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.Các quá trình nây làm cho bề mặt TĐ theo xu hướng phẳng lại.Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.+Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…  

29 tháng 12 2020

Khác nhau:+Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.Các quá trình nây làm cho bề mặt TĐ theo xu hướng phẳng lại.Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.+Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…