K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019
Câu 1: Vai trò của xuất khẩu đối với nước ta : - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công Nghiệp hóa đất nước - Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đấy sản xuất phát triển - Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta Câu 2:

Vai trò của nhập khẩu đối với nước ta :

- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những hàng hóa còn thiếu mà trong nước không sản xuất hoặc số lượng hàng thiếu làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển và bền vững

- Nhập khẩu làm đa dạng hóa hàng tiêu dùng,nâng cao mức sống của người dân - Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền trong khu vực và trên toàn TG,xóa bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung,tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia,tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở CNH

- Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển sang đang phát triển tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất hàng hóa và tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất,tiết kiệm chi phí và thời gian.
29 tháng 2 2020
  • Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
  • Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
  • Sự hình thành và phát triển đô thị, cơ sở kinh tế: Những khu vực được khai thác và hình thành sớm sẽ có điều kiện tốt hơn, phát triển hơn những vùng hình thành sau này. Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều loại dịch vụ hơn Bắc Trung Bộ.
  • Các nhân tố khác: Những khu vực càng có nhiều điều kiên thuận lợi sẽ phát triển ngành dịch vụ hơn những nơi khó khăn hẻo lánh. Hà Nội có dịch vụ nhiều hơn và phát triển hơn Lai Châu.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.

- Con nguời là khách hàng của ngành dịch vụ. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính và sức mua của dân cư ảnh hưởng tới quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu các ngành dịch vụ.

Ví dụ: Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu về dịch vụ y tế, giáo dục, thời trang,...đa dạng và phức tạp hơn. Đối với quốc gia có tỉ lệ người già lớn, dịch vụ bảo hiểm, y tế lại được chú trọng.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.

Ví dụ: Các thành phố lớn ở nước ta đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn và phát triển nhất cả nước (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Tập trung nhiều trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, nhà hàng...hàng đầu cả nước.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Nơi có điều kiện tốt, đời sống nhân dân cao nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ lớn hơn (nhà hàng, du lịch, ăn uống, giáo dục..). Ngược lại, ở vùng núi khó khăn nhân dân không có khả năng và nhu cầu lớn về các hoạt động dịch vụ này.

- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.

16 tháng 1 2020

Vai trò của ngành hàng dệt may trong nền kinh tế thế giới

Công nghệ dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.

Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Ngược lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.

Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam á và Đông Nam á.

ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. ở các nước công nghiệp phát triển, công nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng.

5 tháng 5 2019

d

5 tháng 5 2019

Ở nhiều nước đang phát triển, sự bùng nổ các ngành dịch vụ thực chất là do hậu quả của:
A. Tỉ lệ tăng dân số quá cao
B. Đô thị hóa quá nhanh
C. Năng suất lao động xã hội thấp
D. Nạn thất nghiệp

5 tháng 5 2019

Các hải cảng lớn trên thế giới tập trung ở : hai bờ Đại Tây Dương

Chúng phân bố ở đó vì : là nơi giao lưu hàng hóa lớn nhất thế giới , khu vực này bốn bên đều là biển nên các hải cảng được xây dựng nhiều ở đây hai bên bờ là hai cảng biển lớn giúp tập trung hàng hóa để giao lưu với các nước . Đây là khu vực diễn ra giao lưu hàng hóa giữa các nước trên thế giới nên ở đây có hải cảng lớn . Phát triển kinh tế khá cao và tăng trưởng mạnh mẽ nên hàng hóa ở đây có số lượng rất lớn để chuyển từ khu vực này đi đến các nơi khác thì phải có nơi chưa lớn trên biển vậy nên hình thành hai hải cảng lớn nhất trên thế giới được hình thành tại đây

4 tháng 5 2019

Mạng lưới giao thông vận tải ở các nước đang phát triển còn lạc hậu chủ yếu do:
A. ĐKTN không thuận lợi
B. Trình độ công nghiệp hóa còn thấp
C. Thiếu vốn đầu tư
D. Các ngành công nghiệp chưa phát triển

4 tháng 5 2019

Mạng lưới giao thông vận tải ở các nước đang phát triển còn lạc hậu chủ yếu do:
A. ĐKTN không thuận lợi
B. Trình độ công nghiệp hóa còn thấp
C. Thiếu vốn đầu tư
D. Các ngành công nghiệp chưa phát triển

5 tháng 5 2019

Ai giúp mình với, đang cần gấp