K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2019

Ta có :

2A+2G=2400

2A+3G=2760

Suy ra : A=T=840

G=X=360

vậy (A+T)/(G+X)=7/3

15 tháng 11 2019

+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):

- ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.

+ Chức năng của phân tử ATP:

- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.

- Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.

Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.

2 tháng 1 2020

PHÂN BỆT VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG VÀ CHỦ ĐỘNG:

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đường

- Qua kênh prôtêin đặc hiệu.

- Qua lỗ màng

Qua prôtêin đặc hiệu
Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP

-Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc những yếu tố :

+ Sự chênh lệch nồng độ chất đó ở bên trong và ngoài màng.

+ Tính chất lý hóa của chất đó: Tan trong nước hay tan trong dầu, phân cực hay không phân cực, kích thước lớn hay nhỏ…

-Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì:

Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát nước vẫn xảy ra làm cho rau héo. Muốn rau không héo người ta vảy nước vào rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế vận chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời làm tăng độ ẩm không khí, hạn chế thoát hơi nước của lá.

– Trên màng tế bào có các thụ thể có liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy, tế bào có thể “chọn” được các chất nhất định để chuyển vào tế bào.

8 tháng 12 2019

Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Lưới nội chất có hai loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chúng có chức năng như sau:

- Lưới nội chất trơn:
+ Tổng hợp lipit.
+Chuyển hóa đường.
+Phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
- Lưới nội chất hạt:
+ Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào.
+Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

* Cấu trúc của ti thể:

- Ti thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc.

- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.

- Bên trong là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.

* Chức năng của ti thể: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.