K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2022

NHẬT BẢN

 


Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng từ sau năm 1945, Nhật Bản bước vào một thời kì phát triển mới với những thay đổi căn bản về chính trị - xã hội cùng những thành tựu như một sự "thần kì" về kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

 - Một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các "Daibátxư" (tức là các tập đoàn, công ti tư bản lũng đoạn còn mang tính dòng tộc)

Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân

Ba là, dân chủ hoá lao động thông qua thực hiện các luật lao động.

 

Dựa vào sự nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1951 Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. Sau đó, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh chóng, nhất là từ 1960 - 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển kinh tế thần kì. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 - 1969 là 10,8%; từ năm 1970 - 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển khác. Vì vậy, từ đầu những năm 20 trở đi, Nhật Bản đã được coi là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng Mĩ và Tây Âu.

MỸ
 

chứng minh sự phát triển của nền kinh tế mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2

* Giai đoạn 1945 → 1970 :

+ Công nghiệp : giá trị sản lượng cnghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp tgiới (56,5% năm 1848)

+ Nông nghiệp : bằng 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại (1949)

+ Tàu bè: khoảng 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ

+ Dự trữ vàng : 3434 tập trung ở Mĩ (1949)

11 tháng 12 2022

Chiến thắng của phe Bolshevik Nicholas II thoái vị Sự sụp đổ của Chính phủ Đế quốc Sự sụp đổ của Chính phủ lâm thời Lập ra CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga Bắt đầu nội chiến Nga

11 tháng 12 2022

cho tôi xu

 

Tham khảo :

Liên minh Châu Âu có vị thế là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới.

-  19/8/1945 : Cách mạng Tháng Tám thành công.

- 2/9/1945 : Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

11 tháng 12 2022

các sự kiện lịch sử

-19 / 8 / 1945: Cách mạng Tháng 8 thành công

-02 / 9 / 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

11 tháng 12 2022

- Đoàn kết là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống

- Hiện nay, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 11 2023

- Nếu trường em hoặc tổ dân phố/làng/ bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và viết bài tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh: mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng

- Vì: Hình ảnh cái “bọc trăm trứng” mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 11 2023

a. Trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số đã thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

b. Giới thiệulễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La

- Người Dao ở Sơn La còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ cấp sắc. 

- Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

- Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng. “Quá” nghĩa là từng trải hoặc qua thử thách; “tang” là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng. Bởi vậy, quá tang nghĩa là trải qua lễ soi đèn, xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ cấp sắc.

- Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn. Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng...

- Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ, như: lễ nhận thầy; lập ban thờ mới; mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ; mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ; lễ cấp đèn; lễ đặt tên; lễ dạy làm thầy/truyền phép…Tuy nhiên, mỗi ngành lại có những khác biệt riêng.

- Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn sư trọng đạo, kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.

- Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.