K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LS
Lich su
Giáo viên
8 tháng 9 2020

1. Hoàn cảnh ra đời

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

- Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4-11/2/1945, với sự tham sự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ), U. Sớcsin (Anh).

2. Sự hình thành

Trong Hội nghị có nội dung:

- Nguyên thủ các quốc gia Anh, Mĩ, Liên Xô thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu, quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

+ Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm đóng 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.

Ở Đông Dương, việc giải giáp quân Nhật được giao cho quân Anh ở phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

=> khuôn khổ của trật tự thế giới mới, trật tự hai cực Ianta.

3. Sự tan rã

Sau nhiều năm khủng hoảng và trì trệ kéo dài, từ 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các liên minh kinh tế, quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa giải thể: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể (28/6/1991); Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động (1/7/1991).

=> Trật tự hai cực Ianta tan rã.

LS
Lich su
Giáo viên
8 tháng 9 2020

Yếu tố đã chi phối gần như toàn bộ quan hện quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm 90 của thế kỉ XX là Chiến tranh lạnh.

1. Nguồn gốc:

- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh do:

+ Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.

+ Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, làm căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ, các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

* Phía Mĩ:

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô là thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12 – 3 – 1947 tại Quốc hội Mĩ. Thông điệp khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Học thuyết Truman được công bố chính thức mở đầu chính sách chống Liên xô, khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Hai là, tháng 6 – 1947, thông qua “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho Tây Âu 17 tỉ USD, Mĩ giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị và kinh tế giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 4/4/ 1949. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

* Phía Liên Xô: Để đối phó lại, Liên Xô và các nước Đông Âu đã:

- 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava , một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

LS
Lich su
Giáo viên
1 tháng 9 2020

- Quân Anh và Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam sau năm 1945 vì: theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

- Quân Pháp vào Việt Nam do được quân Anh tạo điều kiện để Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.

LS
Lich su
Giáo viên
1 tháng 9 2020

- Năm 1945, quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tạo thời cơ cho các nước Đông Nam Á đứng lên giành độc lập - là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của các nước nói riêng và của khu vực nói chung.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập đã tạo điều kiện cho các nước trong khu vực có cơ hội giao lưu, hợp tác với nhau trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Góp phần tạo nên một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển như ngày nay.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết (Hiệp ước Bali) đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của tổ chức ASEAN.

- Năm 1991, Chiến tranh lạnh kết thúc giúp "vấn đề Campuchia" được tháo gỡ, mối quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang đối thoại, hòa dịu. Đến năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN

2 tháng 9 2020

Cảm ơn cô

15 tháng 8 2020

Nhận xét:

– Tốc độ khôi phục kinh tế của Liên Xô trong thời kì này tăng lên nhanh chóng.

-Có được sự phát triển đó là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần lao động của các tầng lớp nhân dân Liên Xô rất sôi nổi và hăng hái.

– Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ đầu năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kl XX).

Nguyên nhân :

Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

– Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động cần cù để thực hiện kế hoạch.

– Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đạt được kết quả như sau:

* Về kinh tế:

– Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng.

– Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.

– Hơn 6.000 nhà máy được khôi phục và xây dựng,

– Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

– Đời sống nhân dân được cải thiện.

* Về khoa học – kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã làm phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

15 tháng 8 2020

Nhận xét:

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.

+ Công nghiệp: được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%) hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động.

+ Nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.

Nguyên nhân:

-Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua ,lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

-Chính sách khôi phục kinh tế đúng đắn phù hợp ( các kế hoạch 5 năm, 4 năm,...)

-Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật

TL
5 tháng 8 2020

tk

Ý nghĩa sự ra đời của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa:

+) Chấm dút hơn 100 năm đô hộ và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dữ, ác đô hộ phong kiến.

+) Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do- không còn chiến tranh nữa.

+) Lập lại toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

+) Mang lại một giá trị sâu sắc, cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Tác động với cách mạng Việt Nam:

+) Giúp dân ta nắm bắt được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+) Giải quyết được tình trạng khủng khoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX

+) Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới của đất nước Việt Nam..

TL
4 tháng 8 2020

Phe xã hội chủ nghĩa là khối Đông Âu

Phe tư bản là khối phương Tây.