K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

- Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc: kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và la bàn.

- Những phát minh này được giới thiệu, truyền bá đến các nước trên thế giới và được phát triển, ứng dụng rộng rãi.

5 tháng 2 2023

Người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người Trung Quốc sáng tạo ra lịch.

5 tháng 2 2023

Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời trung đại:

+ Người Việt tiếp thu thể loại thơ Đường luật của Trung Quốc để sáng tạo ra những tác phẩm văn chương của mình.

+ Thơ Đường luật được đưa vào hệ thống thi cử của Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1340) đời vua Trần Anh Tông.

- Ví dụ:

+ Bài thơ: Qua đèo Ngang (của Bà Huyện Thanh Quan)

+ Bài thơ: Bạn đến chơi nhà (của Nguyễn Khuyến)…

5 tháng 2 2023

Bài thơ “Chặt gỗ đàn” phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc cổ đại một cách chân thực:

- Sự vất vả của người lao động khi họ phải làm những công việc nặng nhọc từ ngày này qua ngày khác như: đẵn gỗ, kéo ra sông, làm trục xe rồi làm bánh xe,...

- Thể hiện tinh thần phản kháng của người dân bằng những lời mỉa mai, lên án sự bóc lột dã man và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị. 

5 tháng 2 2023

Chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc vì:

+ Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Trung Quốc.

+ Là phương tiện lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác.

+ Đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại.

5 tháng 2 2023

- Điều kiện chính trị:

+ Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có phân hoá giai cấp và nhà nước.

+ Triều Hạ, Thương, Chu: tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế.

+ Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.

- Điều kiện xã hội:

+ Thời Hạ, Thương và Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm: vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.

+ Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm: vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

5 tháng 2 2023

- Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là nền văn minh nông nghiệp.

- Hình 7.2 cho thấy nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp. Người Hoa Hạ trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay… Ngoài ra họ còn biết chăn nuôi trâu bò để lấy sức kéo.

5 tháng 2 2023

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:

+ Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á.

+ Địa hình có nhiều núi và cao nguyên. Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

5 tháng 2 2023

Một số thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn có giá trị sử dụng trong thực tiện hiện nay là: Triết học, toán học, tôn giáo.

Tầm quan trọng và giá trị của các thành tựu đó là: 

Với lĩnh vực tri thức và nghệ thuật:

- Khởi nguồn của triết học, toán học, khoa học, văn học đều xuất phát từ Ai Cập. 

- Một trong những hệ thống lý thuyết chính trị và luật học lâu đời nhất được người Ai Cập xây dựng và phát triển. Họ đã hình thành, sáng tạo nên những phát minh về thủy lợi, thủy tinh, đồ gốm, giấy, kỹ thuật.  

- Những điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển của vô số những thành tựu khoa học ở thế kỉ sau. 

Với lĩnh vực tín ngưỡng và đạo đức:

- Lý thuyết đạo đức Ai Cập là khởi nguồn cho tiêu chuẩn của những hệ thống đạo đức cá nhân và xã hội của nhiều dân tộc khác trên thế giới.  

- Lý thuyết này bên cạnh những lời răn dạy cấm đoạn, cấm những thói hư tật xấu như cấm nói dối, trộm cắp, giết người thì nó còn có nhiều quan điểm ca ngợi cái tốt, cái đẹp, tôn vinh công lý, nhân từ, quyền bình đẳng của con người. 

- Những tri thức trên vô cùng quan trọng để con người thời nay nghiên cứu về mọi mặt của đời sống tinh thần người dân cổ đại.