K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019


* Giống nhau:
- Là hai vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất nước ta.
- Có mạng lưới đô thị tương đối dày, nhiều đô thị tương đối lớn.
- Phân bố dân cư có sự chênh lệch trong nội vùng nhưng mức độ chênh lệch không lớn như các vùng khác.
* Khác nhau:
- Mật độ dân số trung bình của ĐBSH cao hơn ĐBSCL.(d/c)
- Sự tương phản về phân bố dân cư trong nội vùng của ĐBSCL cao hơn ĐBSH.
- Mật độ đô thị của ĐBSH cao hơn ĐBSCL.
- Mức độ tập trung dân cư vào các đô thị của ĐBSH cao hơn ĐBSCL. ĐBSH có nhiều thành phố lớn hơn ĐBSCL. (ĐBSH có 2 thành phố trên 1 triệu dân)

11 tháng 1 2019

giống nhau:
- đều là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta
- được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông
- bờ biển phẳng , có vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng
- địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa
- đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp . đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa nước
khác nhau:
*ĐB Sông Hồng:
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
* đồng bằng sông cửu long:
- được hìh thành do bồi tụ phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu
- diện tích : 4 triệu ha
- đia hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB SHồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp
- có mạng lưới sông ngòi chằng chịt ,k có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giac Long Xuyên. Khu vực phía bắc vào thời kỹ lũ lơn nước ngập 4-5 m
- về mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích bị ngập trong nước
- ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp, có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn

8 tháng 1 2019

1,

- CN là ngành có vai trò quan trọng chiếm >1/2 cơ cấu KT của vùng (59,3%)
- Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành quan trọng : khai thác dầu khí, hóa chất
- Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu pt sản xuất .
+ Chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

3,

* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

- Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

- Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

+ Cà phê phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu phân bố ở Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.

+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).

8 tháng 1 2019

1)

-khai thác dầu mỏ, công nghiệp điện tử, cơ khí, nuôi trồng và chế biến các loại cây công nghiệp, lương thực và thủy hải sản, du lịch

3.

+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai.

+ Cao su được trồng trên các cao nguyên thấp, trồng nhiều ở phía bắc (Kon Tum) và nam Tây Nguyên (Đăk Nông, phía nam tỉnh Lâm Đồng).

+ Chè được trồng trên các cao nguyên cao (trên 600 m), trồng nhiều ở Lâm Đồng (vùng BLao) và Gia Lai.



8 tháng 1 2019

Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.

Gió này khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt (gọi là gió Lào) làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.

⟹ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi



7 tháng 1 2019

1/ Công cuộc Đổi mới của nước ta được triển khai vào năm nào?

1986

2/ vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

đông nam bộ

7 tháng 1 2019

Câu 1

Vào năm 1986

Câu 2

Vùng Đông Nam Bộ

2 tháng 12 2018

Trên hoc24 đã có các đề thi, em có thể vào mục Đề thi để tham khảo nhé.

Chúc em học tốt!

2 tháng 12 2018

Ôn tập học kì I

Công trình thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp
- Giúp tích trữ nước, phục vụ cho bà con có đủ nước tưới tiêu, sinh hoạt trong mùa khô, hạn hán.
- Phòng chống lũ lụt trong mùa mưa.
- Tạo điều kiện cải tạo đất.
- Nhờ thủy lợi, người dân có thể nhờ đó tạo ra năng suất cây trồng tốt hơn, gia tăng sản lượng cho cây trồng …

6 tháng 1 2019

Công trình thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp
- Giúp tích trữ nước, phục vụ cho bà con có đủ nước tưới tiêu, sinh hoạt trong mùa khô, hạn hán.
- Phòng chống lũ lụt trong mùa mưa.
- Tạo điều kiện cải tạo đất.
- Nhờ thủy lợi, người dân có thể nhờ đó tạo ra năng suất cây trồng tốt hơn, gia tăng sản lượng cho cây trồng …

6 tháng 1 2019

bạn hỏi hk rõ "Biết đc tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế" ở đâu???mik nghĩ bạn đang cần là ở châu á đúng hk??

Các nước Châu Á ngày nay đã đạt được một số thành tựu trong kinh tế — xã hội.

- Trong nông nghiệp: châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì thê giới. Nhiều nước tự túc được lương thực và có nhiều sản phẩm xuất khẩu

. - Trong công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu.

- Trong dịch vụ: nhiều nước dịch vụ phát triển cao và đã đóng góp ti trọng lớn trong cơ cấu GDP.

- Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt.

7 tháng 1 2019

Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế:

- Dân cư và lao động

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

- Nguồn vốn

- Đường lối chính sách

- Thị trường tiêu thụ...

Chúc em học tốt!

a/ Thuận lợi:
- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
b/ Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.

6 tháng 1 2019
  • Dân số ít và phân bố không đều. Mật độ dân số thấp.
  • Đa dạng về dân tộc: 30% là dân tộc thiểu số.
  • Vùng Tây Nguyên vẫn là nơi khó khăn của đất nước, những vấn đề tồn đọng về dân cư, việc làm, văn hóa cần được cải thiện hơn nữa.