K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn[2], bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)

a. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào?

b. (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

c. (1 điểm) Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

d. (2.5 điểm) Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Ghi ra một cụm động từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

1
16 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

Đoạn văn trích từ tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên.

b. Từ láy: điều độ, phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, rung rinh, ngoàm ngoạp, hùng dũng, chốc chốc, trịnh trọng. 

-> Miêu tả ngoại hình cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn.

c. Hai cái răng đen nhánh ... như hai lưỡi liềm máy làm việc. => Sức mạnh của những chiếc răng của Dế Mèn.

17 tháng 3 2020

Hãy chỉ ra các danh từ trong câu ca dao sau:

         Trăng mờ còn tỏ hơn sao

  Dẫu trăng núi nở còn cao hơn đồi.

TL

Trăng , sao , núi , đồi

Học tốt ~

M?  

M

15 tháng 3 2020

Gợi ý: 4danh từ nhé!

16 tháng 3 2020

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

15 tháng 3 2020

đoạn văn này em lên mạng tìm hiểu nhé

a. Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

  • Trạng ngữ: Năm 72.

  • Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.

b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

  • Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ dờn li biệt, bồn chồn.

  • Tác dụng: làm nổi bật thông tin ở nòng cổt câu; nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.

Nguồn h24

15 tháng 3 2020

câu đặc biệt à :)

17 tháng 3 2020
  1. Từ láy: "ngoan ngoãn"
    Từ ghép: "năm học","cố gắng","siêng năng","học tập","nghe thầy","yêu bạn","nô lệ","yếu hèn'',cơ đồ'',''tổ tiên","toàn cầu"
  2. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa cho con người ta một cảm giác dễ chịu khoan khoái nhất.Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1,kết thúc vào tháng 3,và còn gắn liền với ngày Tết cổ truyền dân tộc.Điểm đặc biệt nhất của mùa xuân có lẽ là cảnh sắc tươi đẹp của nó.Khoảng thời gian này,thời tiết tuy còn se lạnh nhưng ông mặt trời cũng đã dần tỏa ra những ánh nắng êm dịu sau ngày đông buốt giá.Lúc này,thi thoảng còn có vài giọt mưa phảng phất không quá khô hanh cũng không quá ẩm ướt.Thời gian đẹp nhất,toát hết lên nét đẹp mùa xuân có lẽ là vào buổi sáng sớm.Chúng ta đều biết, muà xuân hoa lá đâm chồi nảy lộc.Khi sương sớm đọng vào những mầm chồi ấy cùng với gió thổi man mác xung quang làm đung đưa cành lá thì những giọt sương lúc này như những viên ngọc quý giá của thiên nhiên hiện ra trước mắt.Và khi mặt trời thức dậy tỏa ánh nắng đầu tiên cũng là lúc chim ca ríu rít hát ca,các cô bướm bay rập rờn còn các cậu ong chăm chỉ đi hút mật.Tất cả lúc này như một kiệt tác nghệ thuật,một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng và rực rỡ.

     (Đây là ý kiến của mình nếu không đúng thì mong bạn thông cảm:>)

16 tháng 3 2020

hm lm theo bản năng nha

1 : từ láy : năm học , học tập,nghe thầy, yêu bạn,nước nhà, xây dựng , tổ tiên,các nước, chúng ta,tới đây,siêng năng,nô lệ,

2 láy : yếu hèn,ngày nay,cơ đồ,để lại,sao cho,thep kịp,hoàncaafu

câu 1 sai à nhen :3

câu 2 ko chép mạng nên ko hay :)))))))

                                           bài làm ( mik tả cả ngày và đặc điểm nnha bạn :)

      vậy là sau cái mùa hạ nóng bức , tiến ve kêu râm ran rồi đến mùa thu mát mẻ , mà chúng em tựu trường rồi lại tiếp đến mùa đông lạnh giá , khô khan. Cuối cùng mùa xuân tươi đẹp cũng dã  đến ,cái  mùa mà lũ trẻ và cả người lớn đều thích

            buổi sáng sớm của mùa xuân,trời se se lạnh, ông mặt trời trên cao còn chưa dậy , quang cảnh thật bình yên . Nơi xa xa phía ngoài kia , màn sương dày đặc còn tre phủ mờ mịt trong màu trắng xóa.chị gió đìu hiu bay qua lại nhẹ nhàng như còn chưa tỉnh ngủ ,Ngoài đường , tiếng chân người còn chưa có mấy rộn ràng , cj mây đang còn đắm mình vào giấc ngủ trên trời cao.Những căn nhà trong xóm gợi lên những làn khói màu xám bay lên . Thế r , tiếng chú gà trống gái ò ... ó ....o , tiếng đánh thức khiến cho bầu trời và vạn vận bừng tỉnh , ông mặt trời từ từ vén chiếc trăn bông ấm áp của mình ra , ông mau chóng rửa mặt rồi ông ban phát ánh nằng cho vạn vật . Được tia nắng của ông ban  lóa , cj mây từ từ tỉn dậy , bông màu trắng xóa của chị nhìn thật mềm mại , chị vẫy tay chào chúng em trong vẻ mặt tươi cười , trông chị thật đáng yêu . Giờ đây mọi vật đã bừng tỉnh, ( đến đây thôi tự nghĩ tiếp cũng được :) vì mik ngu ko cần đánh giá câu trả lời này đúng cx đc vì ko lm hết nha :3 )

15 tháng 3 2020

                      Quê hương em biết bao tươi đẹp

                      Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Em thích hoàng hôn bởi cái khí trời bắt đầu mát mẻ, gió thổi len qua những tán lá kêu xào xạc, bầu trời đổi màu xinh đẹp và được mẹ âu yếm khi chiều về. Hoàng hôn chính là một sự kỳ diệu, nhắc nhở chúng ta một ngày nữa đã trôi qua, chúng ta đang dần lớn lên và trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và có ý thức hơn. Đó là tất cả hoàng hôn trong em.

17 tháng 3 2020

Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Ôi! Hoàng hôn trôn quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em yêu nơi ấy vô cùng.

15 tháng 3 2020

- Nước mắt chảy tràn ra rất nhiều và không cầm giữ nổi : giàn giụa

- Liên tiếp rất nhiều lần trong một thời gian ngắn : dồn dập

k mik nha bạn

17 tháng 3 2020

- giàn giụa

- dồn dập

# HỌC TỐT

15 tháng 3 2020

hai lần bán kính của hình tròn là: 

50,24 : 3,14 = 16

vì r²= 16 mà 4×4=16 ⇒ r=4cm

chu vi hình tròn là :

4 ×2 × 3,14 = 25,12 (cm)

Đ/S:25,12cm

15 tháng 3 2020

tích của hai bán kính hình tròn :

50,24 : 3,14 = 16 ( cm )

tích của hai bán kính hình tròn là 16 cm , mà 16 = 4 x 4 tạo thành , nên bán kính hình tròn là 14 cm.

chu vi hình tròn :

4 x 2 x 3,14 = 25,12 ( cm )

đáp số : ...

21 tháng 3 2020

 Người đời đã từng nói: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay giữ được hương thơm”. Vậy phải chăng hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người? Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến khi họ biết cho đi. Ta sẽ được nhận lại thậm chí nhiều hơn khi biết san sẻ nó. Và qua câu chuyện ngắn Tiếng vọng rừng sâu, ta lại như thấm nhuần đạo lí này hơn. Chỉ qua hình tượng một cậu bé ngỗ ngược, nghịch ngợm đã buột miệng hét lớn: “Tôi ghét người” và ngay sau đó, cậu phải đón nhận những tiếng vọng lại, thậm chí còn to và nhiều hơn trước, ta như cảm nhận rằng: một lời bất cẩn có thể khiến cho chính ta và những người xung quanh bị tổn thương. Cậu nói cậu ghét người, vậy là “người” cũng ghét cậu, cậu cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu. Chính sự vô tình của cậu bé đã khiến bản thân phải hoảng hốt, phải buồn bã khi nhận lấy cái giá của mình. Cậu tủi thân khi biết rằng có người ghét bỏ mình, nhưng lại chẳng thể ngẫm ra cảm giác của người khác khi cậu nói cậu ghét họ. Trái lại, khi cậu bé đã được học cách nói lời yêu thương, biết trao đi sự chân thành thì dường như niềm vui cậu nhận lại đã tăng lên gấp bội. Khi cậu nói “Tôi yêu người”, vậy là khi đó khu rừng vọng lại những tiếng nói văng vẳng “Tôi yêu người”… như thể có ai đã đáp trả tình cảm của cậu, đã yêu mến cậu. Cảm giác đó chẳng phải thật hạnh phúc hay sao? Vậy đó, trong cuộc sống, nếu ta không biết trao đi điều gì, thì thứ duy nhất ta giữ lại được chỉ là bản thân ta, không ai tin ta, không ai yêu ta, cuộc sống sẽ dần ruồng rẫy ta bởi sự ích kỉ đó. Vậy thì, hãy bắt đầu học cách cho đi vô điều kiện, cho đi mà không hi vọng; như vậy thì hạnh phúc sẽ đến khi ta ít ngờ đến nhất, giống như cậu bé trong câu chuyện vậy! Và tất nhiên, ý nghĩa của truyện không chỉ có thế, hãy thử nghĩ mà xem nếu như người mẹ phó mặc cho sai lầm của cậu bé, để cho cậu phải tự đi tìm câu trả lời mà không dạy cho cậu biết, vậy thì sẽ thế nào? Cậu sẽ chẳng thể nhận ra những điều phải trái, sống thế nào để có hạnh phúc. Từ đó mà ta nhận ra rằng, tình mẹ thật lớn lao! Người mẹ luôn là nơi mà đứa con có thể trở về khi cảm thấy buồn bã hay tủi thân; là người đã dẫn dắt cho những đứa con đi trên con đường đúng đắn từ thuở còn ấu thơ. Câu nói cuối truyện của người mẹ đã là một nút thắt sắc sảo, nó tạo nên điểm mấu chốt và là bài học đi sâu vào lòng người đọc: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con..Sở dĩ sự tồn tại về giá trị của việc cho và nhận không chỉ có trong câu chuyện này. Thậm chí nó còn có mặt ở nhiều điều rất đời thường trong cuộc sống kia. Hãy lấy ví dụ từ một chú chó, tại sao loài vật này lại được mệnh danh là “bạn thân của loài người”. Bởi một lẽ thường tình, loài chó thường trao đi sự trung thành với người chủ của mình một cách vô điều kiện; nó yêu thương con người bằng tất cả trái tim; nó nhìn con người bằng cặp mắt trìu mến và sẵn sàng bảo vệ họ. Vậy là món quà chúng nhận được chính là sự tin tưởng, sự trân trọng và lòng yêu thương vô hạn. Giống như câu chuyện trên, đây cũng chính là chân lí của “cho – nhận”. Cuộc sống sẽ hoang phí khi bạn dành hết thời gian cho bản thân mình, hãy đặt mình ở vị trí của những người xung quanh và vui lòng cho đi như khi bạn sẵn sàng nhận về…

                                                                      “Nếu là con chim, chiếc lá

                                                          Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

                                                                     Lẽ nào vay mà không có trả

                                                            Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”

                                                                                    (Tố Hữu – Một khúc ca)

Đôi khi ta có thật nhiều niềm vui, những hạnh phúc và những thứ đáng để trân trọng vậy mà chúng ta không biết. Cứ lặng lẽ làm nó qua đi, phai đi nhưng rồi một ngày khi đã nhận ra rồi thì bạn hãy yêu thương nhiều hơn. Ban-dắc đã nói: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”. Người mẹ lúc nào cũng yêu thương, san sẻ với con, tha thứ cho con dù con có làm gì đi chăng nữa. Những câu chuyện “Quà tặng cuộc sống” luôn đem đến cho ta những bài học sâu sắc, những bức thông điệp về tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử, phụ tử,… nhưng quan trọng hơn hết là nó định hướng cho ta cách sống và biết cách yêu thương người khác. Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện có ý nghĩa rất lớn về tình mẫu tử mà trong đó điều làm chúng ta suy nghĩ nhiều nhất là sự cho di và nhận lại. Như người mẹ đã nói: đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Trong câu chuyện, cậu bé đã giận đến nỗi phải hét lên rằng: “Tôi ghét người” vậy mà người mẹ vẫn khoan dung, tha thứ. Hơn nữa còn ân cần chỉ bảo cho con. Ta hiểu rằng mẹ là vô cùng quan trọng đối với con, là người dìu dắt và đưa con đến với những con đường tràn ngập nắng và hoa. Mẹ đã định hướng cho con, đã bên con cho dù thế nào đi chăng nữa. Và quả thật đúng là “Trái tim người là một vực sâu thăm thẳm và ở dưới đấy ta luôn tìm thấy sự thứ tha”. Từ đó, ta thấy được ý nghĩa của người mẹ, và bài học sâu sắc về tình mẫu tử… Hay như chi tiết cậu bé hét lên câu gì, rừng sâu chỉ vọng lại câu đó, thậm chí còn to hơn và người mẹ đã giải thích rằng đấy là sự cho đi nhận lại, quy luật của cuộc sống chúng ta. Đúng vậy! Đôi khi, bạn thường cảm thấy rằng cuộc đời thật bất công, bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu… Nhưng vấn đề thật đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không hề có sự bất công nào, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi và điều quan trọng là bạn hãy mở rộng tấm lòng mình để đón nhận nó. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn càng tính toán sự cho đi thì lại càng dồn nén, khi ấy vừa không vui mà vừa phải cho đi. Vì vậy, hãy cứ yêu thương, yêu thương thật nhiều để một ngày hạnh phúc sẽ đến với bạn.. Cuộc sống là như thế đó, đôi khi người ta chấp nhận cho đi điều quý giá nhất, nhưng rồi họ chẳng nhận lại được như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn luôn là một điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa và lí lẽ. Hãy cứ cho đi vì như vậy là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Hãy cảm nhận những hạnh phúc vô hình mà cuộc sống ban tặng cho bạn, để mỗi ngày là một niềm vui và để được người khác yêu thương bạn một cách đúng nghĩa.

So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam mĩ

— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

#Học tốt#

15 tháng 3 2020

https://h.vn/hoi-dap/question/189024.html bn có thể tham khảo ở đay nhưng ko có trung mĩ, sorry