K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ diện tích và sản lượng cà phê châu Á giai đoạn 1990 - 2010

b) Năng suất cà phê của châu Á

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích cà phê tăng từ 1428 nghìn ha (năm 1990) lên 2564 nghìn ha (năm 2010), tăng 1136 nghìn ha (tăng gấp 1,8 lần), nhưng không ổn định và tăng không đều qua các giai đoạn 1990 - 2000 và giai đoạn 2000 - 2010 (dẫn chứng).

- Sản lượng cà phê tăng liên tục từ 864 nghìn tấn (năm 1990) lên 2359 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1495 nghìn tấn (tăng gấp 2,7 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Năng suất cà phê tăng liên tục từ 6,1 tạ/ha (năm 1990) lên 9,2 tạ/ha (năm 2010), tăng 3,1 tạ/ha (tăng gấp 1,5 lần).

- Sản lượng cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích, còn năng suất có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.

6 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990- 2010:

- Sản lượng thịt, trứng, sữa của châu Á có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Sản lượng thịt tăng 140,2%.

+ Sản lượng trứng tăng 176,1%.

+ Sản lượng sữa tăng 145,9%.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của châu Á không đều nhau. Sản lượng trứng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là sản lượng sữa, còn sản lượng thịt có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của châu Á không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

7 tháng 2 2019

a) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ

b) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét:

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ tăng liên tục từ 327 tỷ USD (năm 1990 lên 1711 tỷ USD (năm 2010), tăng 1384 tỷ USD (tăng gấp 5,2 lần).

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ tăng liên tục. Lấy mốc năm 1990 = 100%, thì đến năm 2010 tăng 423,2%.

- Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

25 tháng 3 2019

a) Sau khi giành được độc lập (năm 1947)

- Ấn Độ tiến hành cải cách ruộng đất làm tăng tỉ lệ nông dân có ruộng đất. Đồng thời, đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, thực chất là phát triển nông nghiệp theo chiều rộng.

- Kết quả: Vào những năm đầu thập niên 60, Ấn Độ vẫn phải nhập lương thực.

- Nguyên nhân: cải cách ruộng đất chưa triệt để, kĩ thuật canh tác vẫn lạc hậu không thay đổi bao nhiêu.

b) Từ năm 1967, Ấn Độ quyết định chuyển hướng nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Thực hiện “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”

* Cuộc “cách mạng xanh”

- Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng, năng suất cao động để tăng sản lượng lương thực.

- Biện pháp:

+ Ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản.

+ Tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp,…).

+ Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí.

+ Ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp những năm gần đây.

- Kết quả:

+ Sản lượng lương thực liên tục tăng, từ 56 triệu tấn (năm 1951) lên 121 triệu tấn (năm 1976), 166 triệu tấn (năm 1985), 226 triệu tấn (năm 2004).

+ Đến đầu thập niên 80, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, là một trong bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

- Hạn chế:

+ Cuộc cách mạng này chỉ mới được tiến hành ở một số bang có điều kiện thuận lợi (các bang Pun – giáp, Ha-na-ni-a,…).

+ Nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi nhiều từ phong trào này.

* Cuộc “cách mạng trắng”

- Mục đích: đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăn nuôi, với trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất sữa – một nguồn cung cấp đạm thay thịt rất quan trọng đối với người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn.

- Biện pháp: tập trung chủ yếu vào phát triển các đàn trâu, dê để lấy sữa. Nhập giống từ Mê-hi-cô, thành lập các viện nghiên cứu, lai tạo giống năng suất cao.

- Kết quả:

+ Ấn Độ có đàn trâu đông nhất thế giới với các giống trâu Su-ri, Mu-ra cho nhiều sữa (1500 kg/năm) và đàn dê lấy sữa rất lớn.

+ Năm 1970, Ấn Độ sản xuất được 20,8 triệu tấn sữa, đến năm 1993 đạt 58 triệu tấn. Hiện nay, Ấn Độ đứng đầu Châu Á về sản xuất sữa.

7 tháng 12 2018

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện dân số Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2011:

- Dân số Ấn Độ tăng liên tục (dẫn chứng).

- Tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

11 tháng 4 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục từ 22471 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 32845 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 10374 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,46 lần).

- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 16897 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 34726 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 17829 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 2,06 lần).

- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).

- Các năm 1990, 2000, 2005, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng. Năm 2010, lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).

29 tháng 11 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

 b) Nhận xét

- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm -thủy sản.

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm -thủy sản giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005 từ 2,1% (năm 1990) xuống còn 1,2% (năm 2005), giảm 0,9% và sau đó ổn định ở mức 1,2% (năm 2010).

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm liên tục từ 37,5% (năm 1990) xuống còn 27,4% (năm 2010), giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 60,4% (năm 1990) lên 71,4% (năm 2010), tăng 11,0%.

16 tháng 4 2019

- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã kiên trì tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Ấn Độ đã nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật gần 3 triệu người (đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kì và Liên bang Nga).

- Tiến hành đổi mới, cải cách cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn, trì trệ trong công nghiệp.

27 tháng 6 2018

a) Vẽ biểu đồ

 

b) Cán cân xuất nhập khẩu của Xin-ga-po

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Xin-ga-po tăng liên tục từ 124,4 tỉ USD (năm 1990) lên 820,3 tỉ USD (năm 2010), tăng 695,9 tỉ USD (tăng gấp 6,59 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 64,0 tỉ USD (năm 1990) lên 442,2 tỉ USD (năm 2010), tăng 378,2 tỉ USD (tăng gấp 6,90 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 60,4 tỉ USD (năm 1990) lên 378,1 tỉ USD (năm 2010), tăng 317,7 tỉ USD (tăng gấp 6,26 lần).

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất - nhập khẩu, còn giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Cán cân xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 3,6 tỉ USD (năm 1990) lên 64,1 tỉ USD (năm 2010), tăng 60,5 tỉ USD (tăng gấp 17,8 lần).

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

18 tháng 6 2017

a) Sản lượng lúa bình quân đầu người của châu Á

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số và sản lượng lúa của châu Á tăng liên tục và tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là sản lượng lúa bình quân đầu người (dẫn chứng).