K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2019

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì:
- nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- có thành phố HCM là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước
- giáp tây nguyên là vùng có nguyên liệu lớn
- cơ sở hạ tầng tốt nhất nước (mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc)
- có vùng đất đỏ badan màu mỡ , khí hậu cận xích đạo hệ thống thủy lợi phát triển nên thuận lợi trồng cây công nghệp, cây ăn quả.
- gần 2 ngư trường lớn.
- tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đồng Nai
- dầu khí với trữ lượng lớn trên vùng thềm lục địa
- thu hút được lao động có tay nghề cao
- là vùng thu hút vốn đầu tư ( cả trong và ngoài nước lón nhất nước).
- có cơ chế quản lí và chính sách phát triển phù hợp
chứng minh:
- dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nhiệp và giá trị hàng xuất khẩu
- tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dv tiêu dùng bình quân đầu người gấp 2.3 lần tb cả nước.....

13 tháng 3 2019

cảm ơn bạn

13 tháng 3 2019

1 Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
- Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn lương thực cũng như xuất khẩu
- D.tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng 51,4% so với cả nước
- Vùng trồng cây ăn quả, mía nổi tiếng
- Chăn nuôi khá phát triển, chủ yếu vịt đàn
- Tổng lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước ( Cà Mau , Kiêng Giang, An Giang
2 Công nghiệp
- Vào năm 2002 tỉ trọng thấp : 20%GDP
- Các nghành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm,vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp
3 Dịch vụ
- Bắt đầu phát triển gồm các nghành xuất nhập khẩu , vận tải , đường thủy, du lịch
- Hàng xuất khẩu chủ lực : gạo

13 tháng 3 2019

Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc điểm cơ bản về đất đai của vùng này được thể hiện trong hiện trạng đất đai của 6 vùng. Dân số của vùng có 16,4 triệu người; mật độ dân số 408 người/km2.

Nét nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất đai phì nhiêu, song tình trạng ngập lụt, nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng và dài ngày là phổ biến. Toàn vùng có 600 ngàn héc ta đất nhiễm phèn, 700 ngàn ha nhiễm mặn. Công nghiệp và hệ thống đường giao thông bộ khó phát triển. Đời sống của dân cư còn nhiều khó khăn.

12 tháng 3 2019

Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.



12 tháng 3 2019

cảm ơn bạn nha

11 tháng 3 2019

Câu 1:

a. Thế mạnh:

-Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng(gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.

-Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.

-Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, số giờ nắng trong năm là 2200-2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25-270C, lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm- 2000mm. Thời tiết ít biến động, thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ.

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

-Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.

b. Ý nghĩa:

-Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn lợi lớn.

-Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

-Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

10 tháng 3 2019

1*Thuận lợi:

-Của đồng bằng sông cửu long là một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm. Nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Công nên lượng phù sa nhiều. Đây là vùng đất mới được khai phá nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn. Khí hậu của vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. Về dân cư nữa: dân đông rất thích hợp cho nông nghiệp.
* Khó khăn

-Thì cũng có nhiều. Nạn ngập mặn của nước biển làm giảm diện tích đất trồng, chỉ có 2 mùa mưa- khô nên khó khăn trong công tác tưới tiêu nhất là mùa khô ( mùa khô kéo dài). Trong năm có một mùa lũ nên cũng ảnh hưởng tới năng suất, diện tích trồng trọt. trình độ dân trí thấp cũng ảnh hưởng tới năng suất, khả năng thâm canh bị hạn chế.

10 tháng 3 2019

2,đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lơn nhất nước ta vì đất ở vùng đông nam bộ là đất đỏ Bazan phù hợp với các loại cây công nghiệp.

12 tháng 3 2019

+ NX: vùng ĐBSCL có cơ cấu GDP cao hơn nhiều so với ĐNB
-nghành CN-XD ở ĐNB cao hơn so với ĐBSCL
về dịch vụ haibeen chênh nhau không nhiều
+ GT;- vùng ĐBSCL có nhiều sông lớn chảy qua và đổ ra biển. người dân chủ yếu sống = nghề đánh bắt cá ở sông và biển
- ĐNB có địa hình bằng phẳng , đất rộng thích hợp cho ngành xây dựng
- cả 2 nơi đều cs nhiều cảnh đẹp thích hợp cho du lịch phát triểnVẽ biểu đồ so sánh cÆ¡ cấu GDP phân theo khu vá»±c kinh tế của các vùng năm 2007,Địa lý Lớp 9,bà i tập Địa lý Lớp 9,giải bà i tập Địa lý Lớp 9,Địa lý,Lớp 9

1) Vùng đông nam bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế biển? 2) Vì sao vùng đông nam bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển và trồng cây cao su ? 3) Trình bày sự phát triển phát triển nghành công nghiệp của vùng đông nam bộ ? 4) Đông nam bộ có những điều kiện để phát triển nghành dịch vụ? cho biết những mặt hàng xuất khẩu , nhập khẩu chính của vùng? 5) Vùng đồng bằng sông cửu...
Đọc tiếp

1) Vùng đông nam bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế biển?

2) Vì sao vùng đông nam bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển và trồng cây cao su ?

3) Trình bày sự phát triển phát triển nghành công nghiệp của vùng đông nam bộ ?

4) Đông nam bộ có những điều kiện để phát triển nghành dịch vụ? cho biết những mặt hàng xuất khẩu , nhập khẩu chính của vùng?

5) Vùng đồng bằng sông cửu long có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?

6) phân tích các thế mạnh trong nông nghiệp của vùng đồng bằng sông cửa long ?

7) phân tích các thế mạnh để phát triển nghành thủy sản của vùng đồng bằng sông cửa long ?

8) thành phố cần thơ có những điều kiện gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhấn đồng bằng sông cửu long ?

giúp mk với cần gấp <3

2
10 tháng 3 2019

Câu 1:

*Thuận lợi:

-Các vũng vịnh nước sâu, thuận lợi để xây dựng cảng biển(cảng V.Tàu, TP.Hồ Chí Minh) vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế => Phát triển giao thông vận tải biển.

-Có các bãi tắm đẹp(V.Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ(Côn Đảo) phát triển du lịch biển-đảo.

-Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn(Bà Rịa-Vũng Tàu), có các bãi tôm, bãi cá, các vùng nước mặn, nước lợ,....Thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

*Khó khăn:

-Thiếu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp vào mùa khô.

-Vào mùa lũ khoáng sản tại chổ của vùng không nhiều.

10 tháng 3 2019

Tham khảo:

Câu 2(mik tách làm 2 ý)

Ý 1:

* Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.

- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).



Ý 2:

* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.

+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.


Câu 3:

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

Khu vực

Vùng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Đông Nam Bộ

6,2

59,3

34,5

Cả nước

23,0

38,5

38,5

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Câu 4:(lại tách ra 2 ý)

Ý 1:

Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:

* Vị trí địa lí:

- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dươngvới Biển Đông.

- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

* Điều kiện tự nhiên:

- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.

- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.

- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.

- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.

- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).

- Chính sách phát triển nền kinh tế mở, tăng cường đầu tư dịch vụ

Ý 2:

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐNB là:

dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ...

Mặt hàng nhập khẩu:

máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp

Câu 5:

- Thế mạnh :

+ Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước

+ Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu, khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giao thông vận tải.

+ Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim ⟹ phát triển du lịch sinh thái

+ Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản ⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

+ Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác

- Hạn chế :

+ Có mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ⟹ nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất

+ Phần lớn diện tích là đất mặn và đất phèn, cùng với sự thiếu nước vào mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn

+ Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế



Câu 6:

* Điều kiện tự nhiên:
- Đất đai màu mỡ phù sa
- Khí hậu nóng ẩm thích hợp trồng cây lương thực
- Hệ thống sông ngòi chằng chịt là nguồn nước tưới dồi dào, đồng thời cung cấp lượng phù sa lớn sau mỗi mùa lũ lên
- Địa hình đồng bằng phẳng, thích hợp cho trồng lúa nước

* Điều kiện xã hội:
- Nông dân có kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời
- Thị trường tiêu thụ lúa gạo ngày nay là rất lớn do dân đông, nhu cầu lương thực tăng
- Nước ta sử dụng thực phẩm chính hằng ngày là gạo
- Cơ sở hạ tầng vùng trồng lúa tương đối tốt
- Có nhiều công cụ tiên tiến hỗ trợ sản xuất như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, rãnh thông, hào...

Vậy thế mạnh của sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long là trồng trọt lúa nước.

Câu 7:

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản



Câu 8:

Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài (qua cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc).

- Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ....

- Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật, đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn.

- Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.


8 tháng 3 2019

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước là nhờ:

- Vị trí địa lý thuận lợi; diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, diện tích ,đất phù sa ngọt là: 1,2 triệu ha.

- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước phong phú.

- Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trồng lúa và sản xuất hàng hoá.

- Có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước: 3834,8 nghìn ha (cả nước 7504,3 nghìn ha), chiếm 51,10%. Có sản lượng lúa lớn nhất cả nước 17,7 triệu tấn/ 34,4 triệu tấn (chiếm 51,45%).

9 tháng 3 2019

Hỏi đáp Địa lý

7 tháng 3 2019

Câu 1 : - Diện tích mặt nước (sông rạch,ao đầm) để nuôi trồng thủy sản rất lớn,rất nhiều tỉnh có độ dài bờ biển lớn (Cà mau,Bạc liêu,Sóc trăng,Trà vinh,Kiên giang,...) thuận lợi trong việc đành bắt thủy hải sản xa bờ.
- Môi trường nước để nuôi trồng thủy sản chưa bị ô nhiễm nặng,do đó năng suất nuôi trồng rất cao.
- Giống thủy sản có lợi thế xuất khẩu rất đa dạng và phong phú (cá tra,cá ba sa,tôm sú,...),đặc biệt là Đảo Phú quốc đã nuôi trồng được ngọc trai và cá ngựa xuất khẩu.
- Người dân ĐBSCL cần cù chịu khó,ham tìm tòi học hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích người dân phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 2 : undefined

7 tháng 3 2019

Hỏi đáp Địa lý

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Chúc em học tốt!