K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển.

Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dưới biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon.

Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38. 500 tấn/ngày). Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi. Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển. Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.

7 tháng 11 2021

8.B

9.B

7 tháng 11 2021

lấy sách ra mà tra

đã thi đâu????

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

+ Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi: Bồn địa Sát, Bồn địa Nin Thượng, bồn địa Công gô, bồn địa Ca-na-ha-ri; sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi; dãy núi At-lat, dãy Đrê-ken-bec; hồ Vic-to-ri-a….

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Các bồn địa: Sát, Nin Thượng, Công-gô, Ca-la-ha-ri.

- Các sơn nguyên: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi.

- Các hồ: Vích-to-ri-a, Sát, Tan-ga-ni-a.

- Các dãy núi chính: At-lat, Đrê-ken-bec

- Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi: đông nam - tây bắc.

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Đặc điểm đường bờ biển kết hợp với lãnh thổ châu Phi rộng lớn và có dạng hình khối nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa càng khó hơn => phần lớn lãnh thổ trong lục địa có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt. 

 

7 tháng 11 2021

 Tham khảo!

-Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền.
— Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

 Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

1. Vị trí địa lí.

Vị trí :từ chí tyến Bắc đến chí tuyến Nam

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

+ Phía Đông Nam giáp ấn Độ Dương.

+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương

- Toạ độ địa  lí: nằm trong khoảng từ 340B đến 340N.

=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

-  Diện tích : 30 triệu km2 , lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn.

-  Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

-  Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.

Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

7 tháng 11 2021

 Ví dụ:Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Khắc phục: Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân