K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2020

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

Như thế:

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

+ Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

-+Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Trong sgk có đấy

11 tháng 11 2020

Trang mấy mấy vậy bạn

Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH.

11 tháng 11 2020

Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”. Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Giới thiệu khái quát về châu Á:

  • Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực…
  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
Chứng minh sự tăng trưởng kinh tế: Trung Quốc:
  • Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới…
  • Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

Một số nước khác

  • Sin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng ở châu Á”.
  • Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
  • Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.

Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”…

11 tháng 11 2020

* Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN:

- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.

10 tháng 11 2020

ở trên mạng không có nha các bạn