K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1:Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì (câu đơn hay câu ghép)?a.Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng,xua tan dần hơi lạnh mùa đông.b.Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.Bài 2:Từng câu ghép dưới đây thuộc kiểu câu gì(Câu ghép có dùng từ nối hay không dùng từ nối)?a. Trần Thủ Độ có công lớn,vua cũng phải nể.b.Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi ra mới...
Đọc tiếp

Bài 1:Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì (câu đơn hay câu ghép)?

a.Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng,xua tan dần hơi lạnh mùa đông.

b.Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.

Bài 2:Từng câu ghép dưới đây thuộc kiểu câu gì(Câu ghép có dùng từ nối hay không dùng từ nối)?

a. Trần Thủ Độ có công lớn,vua cũng phải nể.

b.Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi ra mới làm được.

Bài 3:Điền vế câu còn thiếu để hoàn chỉnh câu ghép

a.Mưa càng lâu,...

b,Nam vừa bước chân lên xe buýt,...

Bài 4:Trong bài thơ"Trong lời mẹ hát"nhà thơ Trương Nam Hương có viết:

                                        Tuổi thơ trở đầy cổ tích

                                        Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

                                        Đưa con đi cùng đất nước

                                        Chòng chành nhịp võng ca dao.

      Tuổi thơ của con thật là kì diệu và trong sáng bởi con được sống trong lời ru ngọt ngào của mẹ.Điều đó được thể hiện thế nào trong đoạn thơ trên?

Bài 5:Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.

Ai làm nhanh mình tích cho.

3
22 tháng 4 2020

Bài 1:Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì (câu đơn hay câu ghép)?

a.Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng,xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
\(\Rightarrow\)Câu đơn

b.Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.
\(\Rightarrow\)Câu ghép

22 tháng 4 2020

Bài 2:Từng câu ghép dưới đây thuộc kiểu câu gì(Câu ghép có dùng từ nối hay không dùng từ nối)?

a. Trần Thủ Độ có công lớn,vua cũng phải nể.
\(\Rightarrow\)Câu ghép không dùng từ nối

b.Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi ra mới làm được.
\(\Rightarrow\)Câu ghép dùng từ nối

Bài 3:Điền vế câu còn thiếu để hoàn chỉnh câu ghép

a.Mưa càng lâu thì chúng em càng chán.

b,Nam vừa bước chân lên xe buýt,mọi người đã thân thiện hỏi thăm

22 tháng 4 2020

Bài 1:

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 đến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca "cây nhà lá vườn" này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.

Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.

Bài 2: kHÔNG BT

bÀI 3:

Cảm giác khi lần đầu bước vào lớp học mới, cả lớp bắt đầu làm quen với nhau. Đám con gái ngại ngùng chỉ dám nói chuyện thật khẽ, còn bọn con trai thì như đã quen nhau từ rất lâu rồi, xúm xít chạy khắp nơi làm ồn ào cả một lớp học. Rồi thầy chủ nhiệm bước vào và cả bọn lại ngoan ngoãn vào chỗ ngồi ngay ngắn.

Những kỉ niệm không thể nào quên

Những ngày tháng cấp 3 cứ thế trôi qua với những môn học, nào Toán, Lý, Hóa, rồi lại đến Văn và hàng loạt những môn học khó nhằn khác. Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác bị điểm thấp và gục mặt xuống bàn khóc thút thít, hay trốn kiểm tra đầu giờ bằng cách đi trực nhật chưa?

Và còn cả môn thể dục “đáng ghét” luôn ám ảnh bạn mỗi khi đến trường. Ai rồi cũng sẽ quên nhanh đi những con điểm từng khiến họ “lao tâm khổ tứ”, những đêm thức trắng học bài mong sao được tấm giấy khen học sinh giỏi nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên khoảnh khắc cùng đám bạn trèo rào đi trà sữa hay những lần trốn học bị giám thị bắt và phải chép phạt sưng tay.

Chuyện về những ngày rực nắng thời thanh xuân

Cấp 3 cũng là khi chúng ta có những rung động đầu đời. Thích người ta lắm nhưng chỉ dám âm thầm quan tâm, chẳng đủ can đảm để tỏ tình. Từng hành động của “người ấy” đều không thoát khỏi ánh mắt của bạn. Nhìn bóng dáng quen thuộc với tà áo dài dịu dàng bước đi có thể khiến tim bạn rụng rời, hay cảm giác lo lắng mỗi lần thấy bạn ấy bị ốm… Bạn vẫn còn nhớ chứ?

Thời gian thấm thoát thoi đưa

Những ngày tháng cấp 3 trôi qua thật nhanh. Những cô cậu học trò ngày nào còn lo lắng bước vào lớp học thoáng cái đã bước vào giai đoạn cuối cấp. Số lượng bài tập ngày càng đè nặng trên vai những học sinh lớp 12. Bạn còn nhớ không những ngày lo lắng cập nhật lịch thi, những đêm thức khuya làm bài nhưng vẫn không quên động viên nhau: "Cố lên nào".

Và cuối cùng… những ngày tháng tuyệt vời ở thời cấp 3 cũng dần trôi qua. Ngày tổng kết khép lại chuỗi hành trình 3 năm gắn bó bên mái trường thân yêu để chính thức tìm cho mình một con đường mới. Có những giọt nước mắt rơi, những cái ôm thật chặt hứa sẽ không quên nhau, những dòng lưu bút chứa đầy tỉnh cảm và cả cái siết tay thật chặt… “Thành công nha!”

Ai đó đã từng nói rằng khi trưởng thành, người ta sẽ không nhớ đến những điểm số thật cao hay thành tích nổi trội ở trường học, thứ níu giữ họ nhiều nhất lại là những kỉ niệm thời học trò. Vì vậy, hãy giữ cho mình những ngày tháng tươi đẹp của tuổi trẻ, sống những ngày thật “xanh” để luôn có thể mỉm cười mỗi khi nhớ lại thời thanh xuân của mình bạn nhé!

Còn câu 4: Mình k hiểu?

kkkkkkkkkkkkkkk cho mình nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Học tốt

22 tháng 4 2020

Tham khảo câu 1!
Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học quí giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Bài làm:

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

22 tháng 4 2020

Tham khảo!
Dàn ý:

1. MB:

- Người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam trước cách mạng, nói về người nông dân có ý kiến cho rằng: "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng".

- Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật hội tụ đầy đủ những đặc điểm trên

2. TB:

- Người nông dân nghèo khổ, lam lũ ít học:

+ Lão Hạc là một lão nông bần hàn, gia đình lão chẳng có của cải gì nhiều nên không thể cưới vợ cho con trai khiến con lão phải bỏ đi làm đồn điền cao su

+ Lão Hạc là một người lam lũ: dù sức khỏe già yếu nhưng ông vẫn đi làm thuê cho người khác để kiếm ăn. Khi không đủ sức khỏe đi làm thuê thì lão lại tiếp tục tìm những đồ ăn có sẵn bên ngoài như sung, rau dại,... để sống qua ngày

- Tuy vậy nhưng lại là một người không ít tấm lòng:

+ Lòng yêu thương con vô bờ: khi con trai bỏ đi đồn điền cao su, lão lúc nào cũng lo lắng cho con và trông mong tin con mà chẳng thấy. Lão buồn và tự trách vì mình không có tiền nên con mới phải tha hương cầu thực. Dù lão không có tiền nhưng nhất quyết không bán đi mảnh vườn bởi đó là mảnh đất lão dành cho con để cưới vợ

+ Là một người yêu thương động vật: Vơi lão Hạc, cậu Vàng không chỉ là vật nuôi trong nhà mà còn là một người bạn thân thiết. Lão ăn gì thì cậu Vàng được ăn đấy, lão chửi yêu cậu Vàng nhưng rồi lại xoa đầu âu yếm. Đặc biệt khi bán đi cậu Vàng, lão đau khổ dằn vặt, tự trách. Lão trách bản thân mình độc ác già đầu rồi còn đi lừa một con chó, lão khóc hu hu như một đứa con nít

+ Bên cạnh đó lão Hạc còn là một người giàu lòng tự trọng: Khi không có gì để ăn nhưng lão Hjac nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo mà tự mình đi tìm nhừn rau củ dại ăn sống qua ngày. Khi biết mình không thể tiếp tục sống được nữa, lão Hạc mang tiền sang gửi ông Giáo để lo ma chay cho mình. Khi cùng đường không còn kiếm được cái gì để ăn cũng không thể làm thuê được nữa, lão đã ăn bả chó tự tử để kết liễu cuộc đời mình.

3. KB:

- Như vậy qua tác phẩm "Lão hạc" của Nam Cao ta thấy hiện lên hình ảnh người ông dân tuy nghèo khổ lam lũ, thất học nhưng tràn đầy tình thương.

22 tháng 4 2020

Bài làm tham khảo!
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé dữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam. Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không nói bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng. Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bán vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhân cách thanh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét. 

22 tháng 4 2020

Trả lời:

Biển, Hải âu , Bộ đội, Tổ quốc, Dân tộc,  (chắc vậy)

Hok tốt! 

22 tháng 4 2020

Trả lời :

Hải âu , Biển , Tổ quốc , Bộ đội , Dân tộc .

Nhg lần sau viết rõ hơn tí nha bn .

                           ~ hok tốt ~

22 tháng 4 2020

          Những ngày này, khi cả nước cùng chung tay chống dịch Covid-19, chúng ta lại càng trân trọng hơn bao giờ hết sự đồng cam cộng khổ, tinh thần đoàn kết và sẻ chia của người dân Việt Nam ta. Trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi người dân đều cố gắng nâng cao ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Có rất nhiều mô hình quyên góp ủng hộ để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ mô hình cây gạo ATM, hay siêu thị hạnh phúc… đến những hình thức nhắn tin quyên góp, hay hỗ trợ tiền lương, tiền mừng tuổi…. Tất cả cho ta thấy được truyền thống "Là lành đùm lá rách", "Tương thân tương ái" của người dân việt Nam ta từ trước tới nay vẫn luôn được phát huy trong thời đại ngày nay.

22 tháng 4 2020

Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.

Học tốt nha!!!!

22 tháng 4 2020

-Hôm nay trời rất nóng.(nghĩa gốc)

-Tính mẹ em  rất nóng nảy.(nghĩa chuyển)

Học tốt

22 tháng 4 2020

Mùa hè thật nóng . (nghĩa gốc )

Bố em rất nóng tính (nghĩa chuyển ) .

  Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ.

22 tháng 4 2020

Bài văn mẫu

   Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ.

CẢNG CAM RANHCảng Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Cảng cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô  tạo thành bức bình phong chắn sóng biển Đông . Vì thế, quanh năm lúc nào cảng CamRanh cũng bình yên, êm ả. Mặt nước xanh biếc, bầu trời cao lồng lộng . Cảnh sắc thiên nhiên đầy chất thơ ấy...
Đọc tiếp

CẢNG CAM RANH

Cảng Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Cảng cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô  tạo thành bức bình phong chắn sóng biển Đông . Vì thế, quanh năm lúc nào cảng Cam

Ranh cũng bình yên, êm ả. Mặt nước xanh biếc, bầu trời cao lồng lộng . Cảnh sắc thiên nhiên đầy chất thơ ấy khiến du khách tới đây đều ngẩn ngơ . Chiều hè , sau khi đã đắm mình vùng vẫy trong nước biển , bạn nhẩn nha đi lại trên bãi cát, bạn cứ việc dùng tay moi cát ở bất cứ chỗ nào cách mép nước vài ba mét là có ngay nước ngọt. Trên núi có bốn cái hồ lớn, ngày đêm nước ngọt theo mạch nước ngầm chảy xuống.

          Ngày nay, chúng ta đã và đang xây dựng Cam Ranh trở thành một hải cảng giàu đẹp, một pháo đài bất khả xâm phạm trong việc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.

                                                                                                          Theo ĐẮC TRUNG

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng vị trí của cảng Cam Ranh?

          a. Bên pháo đài.

b. Bên cạnh bốn cái hồ nước lớn.

c. Bên quốc lộ số 1.

Câu 2:  Đặc điểm quanh năm của cảng biển Cam Ranh là:

a. Cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới.

b. Quanh năm bình yên, êm ả.

c. Có pháo đài trên biển.

Câu 3: Vì sao vùng biển ở Cam Ranh lúc nào cũng bình lặng?

a. Vì cảng nằm sâu trong đất liền.    

b. Vì cảng có dãy núi Bình Ba và những hòn đảo chắn sóng.

c. Vì thời tiết khí hậu quanh năm thuận hòa.

Câu 4: Nêu nội dung chính của bài văn.

……………………………………………………………………………………………     ……………………………………………………………………………………………

Câu 5:   Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. lồng lộng, nhẩn nha, thơ thẩn      

b. lồng lộng, thiên nhiên, thơ thẩn

c. ngẩn ngơ, xanh biếc, thơ thẩn

Câu 6:) Câu “Mặt nước xanh biếc, bầu trời cao lồng lộng.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai làm gì?.

          b. Ai thế nào?.

c. Ai là gì?.

Câu 7: Chủ ngữ trong câu “ Ngày nay, chúng ta đã và đang xây dựng Cam Ranh trở thành một hải cảng giàu đẹp.” là:

          a. Ngày nay.

b. Chúng ta.

c. Chúng ta đã.

Câu 8:  Tìm trong bài đọc 1 câu văn có sử dụng quan hệ từ và viết ra:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Câu 9:Tìm một cặp từ đồng âm và đật câu với cặp từ đó.

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

31
22 tháng 4 2020

mình trả lời cho bạn rồi đấy

22 tháng 4 2020

Câu 1 :C

Câu 2 : B

Câu 3 : B

Câu 4 :Nói về cảng Cam Ranh

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : B

Câu 8 :Vì thế , quanh năm lúc nào cảnh Cam Ranh  cũng bình yên, êm ả .

Câu 9 :  

Lồng1 : lồng lộng    VD : Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Lồng2 : cái lồng       VD : Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.