Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ tiểu đội xe không kính, từ đó liên hệ đến hình ảnh những người lính hiện nay và nhiệm vụ của bản thân em.
Các cậu giúp tớ với :V
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ,
b. Mùa thu
c. Dưới cầu - Bên cầu
d. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh
e. Vì chuôm, vì chàng
g. Trưa, Chiều
h Vì muốn mẹ sống thật lâu.
i. Tảng sáng. Ven rừng
A.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn ,trí tuệ
B.Mùa thu
C.Dưới cầu /Bên cầu
D.Hồi nhỏ /hồi chiến tranh
G.Trưa
H.Vì muốn mẹ sống thật lâu
I.Tẩng sáng/ Ven rừng
K.Đánh ''Xoảng'' một cái
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm
Tham khảo nha
Học tốt
# mui #
Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.
tham khao ạ
học tốt
Đề bài: Tả về mẹ của mình.
Bài làm
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người
ĐÂY!MÌNH CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!!!
Cô Lê Thị Minh Hiệp chính là cô giáo Tổng phụ trách giỏi của trường THCS Trần Phú chúng em. Cô chính là người mà em luôn yêu quý, trân trọng nhất. Thoạt nhìn, ta cứ nghĩ công việc của một người Tổng Phụ Trách có vẻ dễ nhưng khi được cùng cô tham gia một số hoạt động, em mới biết nó có nhiều thử thách, khó khăn đến nhường nào. Với dáng người nhỏ nhắn, gương mặt trái xoan, nụ cười luôn nở trên môi giúp cô trẻ hơn cái tuổi 40.
Để làm tốt công việc của một Tổng Phụ Trách không phải ai cũng có thể làm được. Có lẽ niềm đam mê và tình yêu học trò chính là động lực lớn nhất để cô gắn bó với nghề. Phải hiểu học sinh muốn gì, cần gì thì mới có thể chạm đến được tâm hồn trong sáng, nhiều biến động của học sinh. Ở trường, bên cạnh cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn thì cô cũng là người dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người. Tuy cô giáo Tổng Phụ trách không giúp chúng em giải được những bài toán hay giúp cho chúng em làm được những bài văn hay nhưng cô đã giáo dục cho chúng em nhân cách và bồi dưỡng cho chúng em những lí tưởng sống tốt đẹp. Cô lúc nào cũng tâm huyết với các hoạt động của Đội. Sáng đi sớm, tối về muộn, có khi thứ 7, chủ nhật cô cũng phải lên trường để chuẩn bị thật tốt cho các hoạt động ngoại khóa của trường, của Đội. Tuy vậy, cô vẫn sắp xếp thời gian để chăm sóc cho gia đình. Bí quyết giúp cô vượt qua hết mọi khó khăn chính là nhờ tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi của cô. Đôi khi cô hay khắt khe với chúng em về việc làm sao để thực hiện tốt các nội quy học sinh. Có khi cô như một người mẹ, người chị của chúng em luôn chia sẻ, tâm sự, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho chúng em mỗi khi chúng em gặp khó khăn mà không biết làm sao giải quyết. Đối với những bạn học sinh chưa ngoan, chưa tích cực tham gia các phong trào, chưa thực hiện tốt nội quy, cô không ngừng tìm biện pháp giúp các bạn đó tự rèn luyện bản thân hay giúp các bạn biết tự nhìn nhận ra việc làm sai của mình để từ đó điều chỉnh. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, cô luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, tích cực phối hợp để làm cho các hoạt động có nội dung phong phú, hấp dẫn và phù hợp với học sinh. Nhờ sự say mê, nhiệt tình, sáng tạo của cô mà phong trào của Liên Đội ngày càng đi lên. Các năm học vừa qua, Liên Đội luôn duy trì phát động đến học sinh phong trào “Nói lời hay làm việc tốt” để giáo dục kỹ năng, cách ứng xử và ý thức kỷ luật cho học sinh. Cô luôn đưa ra những hoạt động mới, độc đáo để giúp chúng em luôn hào hứng khi tham gia các phong trào. Chính vì thế, mỗi khi có phong trào, hoạt động nào, chúng em đều vui vẻ tham gia. Các chương trình hoạt động Đội giúp chúng em giải trí, học được nhiều điều hay và lấy lại thăng bằng ổn định để bước vào những bài học mới.
tham khảo ạ
chúc học tốt
Miêu tả cô tổng phụ trách Đội trường em
“A lô! Mời các em trong đội trống lên lấy trống để chào cờ!”. Đó là tiếng cô tổng phụ trách ở trường em đấy. Cô đã để lại trong lòng chúng em những ấn tượng sâu đậm và khó quên. Cô có cái tên thật dễ mến: Cô Nguyễn Ngọc Lan.
Cô tổng phụ trách còn rất trẻ, năm nay cô khoảng ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, cân đối. Khi đến trường, cô thường mặc quần tây, áo sơ mi màu xanh, bỏ trong quần trông cô nhanh nhẹn, gọn gàng như cô thanh niên xung phong. Mái tóc cô đen nhánh xõa ngang vai ôm lấy khuôn mặt trái xoan đôn hậu. Đôi mắt cô đen láy, sáng long lanh luôn nhìn chúng em với vẻ trìu mến, thân thiện. Hàm răng cô trắng đều như những hạt bắp non.
Cô tổng phụ trách của chúng em rất nhiệt tình với công việc chung của nhà trường. Hết dạy chúng em hát quốc ca, đội ca lại dạy các bạn tập trống, dạy tập nghi thức đội. Cô còn phụ trách đội sao đỏ để theo dõi thi đua của nhà trường. Lúc nào cô cũng là người đến sớm nhất và ra về trễ nhất. Nhờ có cô mà nề nếp của trường em rất tốt, không còn hiện tượng đi trễ hay mua quà rong. Giờ tập thể dục buổi sáng các bạn cũng xuống nhanh hơn và tập đều hơn. Bao nhiêu phong trào của nhà trường cô đều tích cực tham gia. Nào là nghi thức đội, hội khỏe Phù Đổng, an toàn giao thông, bông hoa điểm 10… Nhờ có bàn tay và khối óc của cô mà năm qua trường em đã đạt liên đội mạnh đấy. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em lại bắt gặp nụ cười tươi tắn của cô. Cô thường lên tổng kết công tác đội trong tuần và nhắc nhở chúng em những tồn tại cần khắc phục, phát động các phong trào của tuần tới. Thỉnh thoảng, cô còn dạy chúng em chơi một số trò chơi thật lí thú và bổ ích. Vì thế, ai cũng yêu mến cô.
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, em sẽ phải xa mái trường tiểu học mến yêu, xa các thầy cô giáo, xa cả những buổi sinh hoạt đội cùng cô tổng phụ trách. Nhưng em sẽ nhớ mãi, nhớ hoài những buổi đến lớp, những buổi được sinh hoạt cùng cô tổng phụ trách đội dịu dàng, dễ mến. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học trò của cô.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Tả cô tổng phụ trách Đội trường em cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
sai đấy bạn ạ tá giả phối hợp tả dượng hương thư và dòng sông
i F2 có 902 cây hạt trơn và 299 cây hạt nhăn.
hạt trơn : hạt nhăn =3:1 suy ra trơn trội so với nhăn
F1 : Aa xAa
suy ra P : AA xaa
Sơ đồ lai
P : AA x aa
G : A a
F 1 : Aa
F1 x F1 : Aa x Aa
G : A , a A, a
F2 : AA . 2 Aa , 1 aa
i F2 có 902 cây hạt trơn và 299 cây hạt nhăn.
hạt trơn : hạt nhăn =3:1 suy ra trơn trội so với nhăn
F1 : Aa xAa
suy ra P : AA xaa
Sơ đồ lai
P : AA x aa
G : A a
F 1 : Aa
F1 x F1 : Aa x Aa
G : A , a A, a
F2 : AA . 2 Aa , 1 aa
Sống ở Sài Gòn, có lẽ vô tình hay hữu ý bạn cũng đã phải chấp nhận và quen dần với cuộc sống đầy hối hả, ồn ào với những âm thanh hỗn tạp của nó. Tất cả mọi âm thanh cuộc sống của hơn mười triệu người trộn rộn lại rồi cứ thế tấn công vào tai bạn đương nhiên rất khó chịu, đáng ghét. Những lúc muốn tìm một nơi thật yên tĩnh cũng là một điều khó khăn, không tưởng ở đất Sài Gòn này.
Thế nhưng có bao giờ bạn tách những âm thanh đó ra riêng biệt và cảm nhận nó… Tiếng xe cộ, còi xe inh ỏi làm bạn mệt mỏi nhất là những lúc kẹt xe mà tiếng kèn cứ thúc sau lưng thì muốn quay ra nói ngay vào mặt. Nhưng ngồi trong căn phòng hay trên cao, nghe tiếng xe cộ đi lại tấp nập dưới phố bạn mới cảm nhận được thế nào là một thành phố năng động, làm việc không ngừng nghỉ. Dòng người, dòng xe không ngừng đó là những “dòng máu” đang chảy liên tục, toả ra đi nuôi sống thành phố. Có lần anh bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng anh rất thích mở cái cửa thông gió nhỏ trong công ty, vừa thoáng lại vừa nghe tiếng “cuộc sống” bên dưới. Và giờ tôi cũng đang nghe và thích nó đây :). Đôi khi nằm trong phòng trọ những buổi trưa vắng, bất chợt nghe tiếng rao ngang qua, dù chẳng nghe rõ là bán gì. Nhưng cái âm thanh đó dường như quen thuộc mà cũng xa xôi lắm. Nhớ lại ngày còn nhỏ, nhớ lại con hẻm quê ngoại, nhớ lại tuổi thơ cũng đầy ấm tiếng rao…
Rồi những đêm Sài Gòn về khuya, dù đường phố vắng vẻ hơn, nhiều người cũng ngon giấc sau một ngày vất vả, nhưng cũng có những con người mới bắt đầu cuộc sống của mình. Tiếng lục lạc lâu lâu lại vang lên từ chiếc xe đạp cà tàng của anh đấm bóp giác hơi cứ miệt mài trong những con hẻm. Thỉnh thoảng lại có tiếng rao của chú bán bánh giò đi bán về khuya hay tiếng ghi- ta vọng lại từ gác trọ….
Sài Gòn- thành phố không bao giờ ngủ, và dường như mọi âm thanh cũng không bao giờ ngừng. Hỗn tạp, chói tai hay thi vị cũng tuỳ cảm nhận mỗi người, và dù muốn hay không nó đã thành một phần trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Tiếng trống vào học, mỗi người đều hăm hở vào lớp chuẩn bị đón nhận những điều thú vị, kiến thức bổ ích.
Giờ ra chơi, tiếng trống lại vang lên, những phút giây thư giản thoải mái bắt đầu.
Và như thế, âm thanh ấy cứ vang lên trong suốt tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng.
Những ngày hè, thiếu tiếng trống trường, không hiểu sao trong lòng tôi lại có cảm giác buồn buồn, nhớ nhớ.
Mai này xa rời trường lớp, làm sao tôi có thể quên âm thanh quen thuộc ấy trong suốt cuộc đời mình.
Nguồn: https://trumvanmau.com/viet-doan-van-tu-6-8-cau-neu-cam-nghi-cua-em-ve-am-thanh-quen-thuoc-trong-cuoc-song-tieng-coi-xe-rao-dem-trong-truong.html#ixzz6JOqrYjbc
Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi và đa tình. Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa:
Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…
Thơ ca viết về Huế vó nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), nhà thơ lỗi lạc trong Phong trào Thơ mới. Bài thơ có ba khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ. Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mặc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi “nắng mai lên”…Ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mông, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió nhưng “gió theo lối gió”, cũng có mây nhưng “mây theo đường mây”, mây gió đôi đường đôi ngả:
Gió theo lối gió/ mây đường mây
Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được lặp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoài cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử. Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả ruột gan, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bãi bờ đôi bên bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người. Hai câu thơ thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn. Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng cảnh đêm trăng trên sông Hương ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Khổ thơ trên đây, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mặc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”…
tham khảo ạ
học tốt
* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.
a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.
+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.
+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.
- Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.
+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.
b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm:
Không có kính, ừ thì có bụi,
….
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệuthản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!
c. Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Chính sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe không kính. Những chiếc xe từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây họp thành tiểu đội.Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng. Có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Đó là quá trình trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
+ Gắn bó trong chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường.Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Cách định nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu hóm mà thật chân tình sâu sắc. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.
+ Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.
=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).
d. Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chủ cần trong xe có một trái tim.
- Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹcha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.